Bị bọ cạp cắn: Dấu hiệu nhận biết và xử lý như thế nào cho đúng?

Bạn đã từng gặp phải tình huống bị bọ cạp cắn và không biết phải làm gì? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin quan trọng về dấu hiệu nhận biết khi bị cắn bởi bọ cạp và cách xử lý chính xác để đảm bảo sức khỏe của bạn. Với những kiến thức và hướng dẫn trong bài viết, bạn sẽ tự tin và biết cách ứng phó đúng trong tình huống không may này. Hãy cùng tìm hiểu để bảo vệ bản thân và những người thân yêu khỏi hậu quả có thể xảy ra nhé.

I. Hiểu biết về bọ cạp và nọc độc của bọ cạp.

Bọ cạp là động vật không xương sống, thuộc ngành chân khớp và lớp hình nhện. Đặc trưng của bọ cạp đó là chiếc đuôi chứa nọc độc. Những con bọ cạp có chiều dài từ 9-21cm, có 8 chân và lên tới 12 mắt.

Về cái đuôi chứa nọc độc của bọ cạp, thì tùy vào loài bọ cạp mà nọc độc có ảnh hưởng khác nhau. Phần lớn nọc độc của bọ cạp vô hại với con người. Khi bị bọ cạp cắn thường chỉ gây tăng nhiệt độ da và đau xung quanh vết thương. Tuy nhiên vẫn có một số loài nọc độc gây hại đến con người như: Leiurus quinquestriatus, Androctonus, Androctonus australis,…

Bị bọ cạp cắn: Dấu hiệu nhận biết và xử lý như thế nào cho đúng?
Sơ lược về bọ cạp và nọc độc cuả nó.

II. Nhận biết vết cắn bởi bọ cạp

– Trường hợp nhẹ: Đau nhức, có thể khá dữ dội. Tê và ngứa râm ran xung quanh vết cắn. Sưng nhẹ xung quanh vết cắn.

– Trường hợp nặng: Cơ co giật. Cử động đầu, cổ và mắt bất thường. Chảy nước dãi. Đổ mồ hôi, nôn mửa. Tăng huyết áp hoặc hạ huyết áp. Tim đập nhanh hoặc nhịp đập không ổn định (loạn nhịp tim). Bồn chồn, khó chịu hoặc quấy khóc (ở trẻ em).

Với những vết cắn sưng và châm chích có dấu hiệu tại chỗ thì không cần làm xét nghiệm. Với trường hợp nặng, cần làm công thức máu, đường máu, điện giải đồ, creatinin, khí máu động mạch,… để chẩn đoán.

Bị bọ cạp cắn: Dấu hiệu nhận biết và xử lý như thế nào cho đúng?
Dấu hiệu nhận biết bị bọ cạp cắn

III. Giải thích các triệu chứng khi bị bọ cạp cắn

Nguyên nhân gây ra các triệu chứng khi bị bọ cạp cắn là do nọc độc chưa độc tố protein. Độc tố protein không tinh khiết. Trong nọc độc của nó chứa một tổ hợp các protein như chất độc thần kinh, chất ức chế protein,…

Nọc độc của chúng chứa các chất độc thần kinh, chất độc này làm tăng tính thấm kênh natri. Việc này dẫn đến kích hoạt kênh Natri và khử cực màng tế bào. Điều này dẫn đến sự kích thích của hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Dẫn đến giải phóng quá nhiều acetylcholine và catecholamine. Tác động nhiều tới acetylcholine sẽ ảnh hưởng tới noron thần kinh vận động. Từ đó gây ra tình trạng từ tê liệt đến co giật.

Bị bọ cạp cắn: Dấu hiệu nhận biết và xử lý như thế nào cho đúng?
Giải thích nguyên nhân triệu chứng khi bị cắn.

IV. Cách xử lý khi bị bọ cạp cắn

Khi bị bọ cạp cắn, cần nên xử lý vết cắn trong vòng 6 tiếng sau khi cắn. Quá thời gian đó, nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao đặc biệt với những người bị suy giảm hệ miễn dịch, người cao tuổi:

  • Bước 1: Rửa vết thương bằng nước, sát trùng vết thương bằng cồn 70°.
  • Bước 2: Tháo hết các trang sức trên người ra. Điều này sẽ giúp tăng quá trình lưu thông do các vết mô sưng cản trở.
  • Bước 3: Chườm mát vết đốt bằng nước đá từ 10-20 phút nhằm ngăn cản quá trình phát tán nọc độc.
  • Bước 4: Sử dụng thuốc chữa rắn cắn (antivenin) cho các vết thương nghiêm trọng ở trẻ nhỏ. Có thể dùng Acetaminophen (Tylenol) 1-2 viên mỗi 4 giờ để giảm đau. Hoặc có là thuốc kháng histamin H1 làm dịu như clorpheniramin, diphenhydramin, phenergan.
  • Trường hợp nặng cần có các biện pháp hồi sức tức thời như: Đảm bảo hô hấp, thở oxy hoặc mở máy khi cần. Điều trị tăng huyết áp, nhịp tim nhanh; điều trị suy tim, phù phổi nếu có. Điều trị co giật nếu có và chú ý không nên dùng quá liều thuốc an thần.
  • Bước 5: Đến cơ sở y tế gần nhất và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ.

V. Các trường hợp cần đến khám bác sĩ

Hầu hết các trường hợp bị bọ cạp đều không cần điều trị y tế. Tuy nhiên, người bị bọ cạp cắn cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu:

  • Bắt đầu xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng
  • Đối tượng bị cắn là trẻ em.

Trong một số ít trường hợp, loài động vật này cắn có thể gây ra phản ứng dị ứng nguy hiểm gọi là sốc phản vệ, có thể dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ xảy ra nếu bạn đã từng bị bọ cạp cắn trước đó. Các dấu hiệu của sốc phản vệ bao gồm phát ban, khó thở, buồn nôn và nôn. Do đó, nếu bạn gặp phải các dấu hiệu này sau khi bị bọ cạp cắn, hãy đến bệnh viện ngay lập tức.

VI. Cách phòng tránh bọ cạp cắn

Bọ cạp thường có xu hướng ẩn nấp ở bụi rậm và tránh tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Nếu bạn sống trong khu vực thường có bọ cạp, để tránh bắt gặp chúng, bạn hãy:

  • Loại bỏ thùng rác, khúc gỗ, các tấm biển, đá, gạch và những nơi chúng có thể trú ẩn xung quanh nhà bạn
  • Cắt cỏ, tỉa các bụi cây và cành cây nhô ra để tránh tạo thành đường dẫn cho nó lên mái nhà
  • Bịt kín các vết nứt, sử dụng các dải cao su chống thoát khí ở cửa ra vào và cửa sổ, sửa chữa các vết rách trên cửa
  • Không dự trữ củi bên trong nhà
  • Khi đi bộ đường dài hoặc cắm trại, hãy mặc áo dài tay, quần dài và kiểm tra túi ngủ trước khi sử dụng. Hãy kiểm tra quần áo của bạn, lắc giũ giày trước khi đi và luôn luôn mang giày trong mọi trường hợp.
  • Khi đi du lịch nước ngoài – đặc biệt là nếu bạn đi cắm trại hoặc ở trong nhà thô sơ, nhớ thường xuyên giũ quần áo, bộ đồ giường, các gói hành lí và ngủ trong màn chống muỗi.

Bị bò cạp cắn tuy không quá nguy hiểm nhưng lại gây đau nhức rất khó chịu. Do đó, bạn hãy luôn cẩn trọng để tránh bị loài vật này tấn công. Trường hợp lỡ bị cắn, hãy áp dụng các cách sơ cứu ở trên để vết thương mau lành nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *