PMT là gì? Giới thiệu về định nghĩa, công thức, ý nghĩa ứng dụng hàm PMT trong tài chính. Bạn đọc có thể cập nhật thêm nhiều loại hàm khác được triển khai như hàm FV, hàm FVSCHEDULE, hàm PV và hàm NPV để sử dụng hiệu quả trong công việc tính toán của mình.
PMT là gì? Đây là loại hàm được sử dụng trong quá trình tính tính tiền thanh toán hàng kỳ. Ngoài việc giúp bạn hiểu về cách tính PMT thì bài viết hôm nay còn chia sẻ nhiều phương pháp tính hàm tài chính khác trong Excel. Mời bạn cùng Blogkienthuc.edu.vn theo dõi để nâng cao kỹ năng làm việc cho bản thân nhé!
Bạn đang đọc: PMT là gì? Hướng dẫn sử dụng các hàm tài chính trong Excel chi tiết và chuẩn xác
Giới thiệu sơ lược về hàm PMT
PMT là một thông số quan trọng trong lĩnh vực tài chính. Nó đại diện cho cách tính tiền thanh toán hàng kỳ trong một chuỗi thời gian cố định dựa trên lãi suất và số kỳ hạn.
Định nghĩa hàm PMT là gì?
Hàm PMT được ứng dụng để tính toán số tiền thanh toán hàng tháng để trả nợ hoặc tính toán lợi nhuận, thu nhập đều từ một khoản đầu tư dựa trên lãi suất và số kỳ hạn.
Công thức tính toán
- Cú pháp hàm PMT: =PMT(rate, nper, pv, [fv], [type])
Trong đó:
- Rate: Là lãi suất hàng kỳ của khoản vay.
- NPer (total Number of Period): Là tổng số kỳ thanh toán.
- PV (Present Value): Là giá trị hiện tại của khoản vay (nợ gốc).
- FV (Future Value): Là giá trị tương lai (hoặc số dư) của khoản tiền sau khi thực hiện việc thanh toán đợt cuối cùng. Nếu không chọn thì hiểu mặc định là sẽ trả hết khoản vay.
- Type: Là tùy chọn, chọn giữa số 0 hoặc số 1. Thời điểm thanh toán là đầu kỳ hay cuối chu kỳ.
Ứng dụng trong tài chính
Hàm PMT được sử dụng rộng rãi trong việc tính toán số tiền trả nợ hàng tháng cho các khoản vay có lãi suất cố định hoặc vay trả góp.
Đồng thời, PMT cũng được sử dụng để tính toán số tiền đầu tư hàng tháng cần góp vào các loại tài sản tài chính để đạt được mức tiết kiệm hoặc mục tiêu tài chính.
Ví dụ minh hoạ
Yêu cầu sử dụng hàm PMT để tính số tiền trả trong tháng trong bảng bên dưới sau.
– Bước 1: Trong bảng dữ liệu tính Excel, bạn nhập hàm =PMT(D6,D5,D4) vào ô tham chiếu muốn hiển thị kết quả.
Chú thích:
- PMT: Là lệnh hàm.
- D6: Là Rate – giá trị lãi suất (tháng).
- D5: Là Nper – giá trị kỳ hạn (tháng).
- D4: Là PV – giá trị khoản vay hiện tại.
– Bước 2: Nhấn phím Enter để hiển thị kết quả.
Hàm PMT là một công cụ hữu ích trong việc quản lý tài chính cá nhân và doanh nghiệp. Đây cũng là cách tính toán số tiền cần trả hàng tháng cho các khoản vay hoặc số tiền cần đầu tư hàng tháng để đạt được mục tiêu tài chính.
Một số loại hàm khác trong tài chính
Hàm FV là gì?
Hàm FV là cụm từ viết tắt của “Future Value” trong tài chính. Đây là một khái niệm quan trọng trong việc tính toán giá trị tương lai của một khoản đầu tư dựa trên cả lãi suất và thời gian. Dưới đây tổng hợp những đặc điểm mà bạn cần biết chi tiết về hàm FV:
Công thức tính toán
- Cú pháp hàm FV: =FV(rate,nper,pmt,[pv],[type])
Trong đó, chúng ta có các tham số bắt buộc phải điền:
- rate: Lãi suất theo kỳ hạn.
- nper: Tổng số kỳ hạn thanh toán trong một niên kim.
- pmt: Khoản thanh toán định kỳ cố định. Khoản tiền này bao gồm cả tiền gốc và tiền lãi, nhưng không bao gồm các loại thuế hay lệ phí. Nếu pmt = 0 thì bắt buộc phải điền tham số pv.
Các tham số tùy chọn:
- pv: Giá trị hiện tại của dòng tiền hoặc số tiền trả một lần thay thế cho một chuỗi các khoản thanh toán trong tương lai. Nếu bỏ qua tham số pv thì bắt buộc phải điền tham số pmt.
- type: Tùy chọn thời điểm thanh toán đến hạn.
- type = 0: (mặc định): Thanh toán và tính lãi vào cuối kỳ.
- type = 1: Thanh toán và tính lãi vào đầu kỳ tiếp theo.
Ứng dụng trong tài chính
- Hàm FV được sử dụng rộng rãi trong việc tính toán giá trị tương lai của các khoản đầu tư, tiết kiệm hoặc các loại tài sản tài chính khác.
- Đây cũng là loại hàm hữu ích trong việc lập kế hoạch tiết kiệm, đầu tư để đảm bảo mục tiêu tài chính trong tương lai.
- Hàm FV là một công cụ quan trọng giúp người ta hiểu rõ hơn về giá trị tương lai của các khoản đầu tư và thuận lợi trong việc lập kế hoạch tài chính cá nhân, doanh nghiệp.
Hàm FVSCHEDULE là gì?
Hàm FVSCHEDULE trong Excel cho phép người dùng tính toán giá trị tương lai của một khoản đầu tư bằng cách áp dụng chuỗi các tỷ lệ lãi suất khác nhau trong từng kỳ hạn đầu tư tương ứng.
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn tải game Audition cho PC
Công thức tính toán
Công thức căn bản để tính toán giá trị tương lai (FV) sử dụng hàm FVSCHEDULE trong Excel là sự kết hợp giữa giá trị hiện tại (PV) và một mảng các tỷ lệ lãi suất được áp dụng cho từng kỳ hạn đầu tư.
- Cú pháp hàm: =FVSCHEDULE(principal, schedule)
Trong đó:
- principle: Giá trị hiện tại của dòng tiền.
- schedule: Một mảng giá trị bao gồm các mức lãi suất áp dụng cho dòng tiền.
Ứng dụng trong tài chính
FVSCHEDULE được áp dụng trong việc tính toán giá trị tương lai của các khoản đầu tư với tỷ lệ lãi suất biến đổi theo thời gian.
Loại hàm này thường được sử dụng để đánh giá giá trị tương lai của các loại tài sản tài chính có lãi suất biến đổi. Ngoài ra, nó còn xuất hiện trong các trường hợp đầu tư theo các kế hoạch lãi suất khác nhau.
Ví dụ minh hoạ
Giả sử bạn đầu tư 1000 đô la với tỷ lệ lãi suất 3% trong 5 năm đầu và sau đó là 5% trong 5 năm tiếp theo. Hàm FVSCHEDULE sẽ tính toán giá trị tương lai của khoản đầu tư dựa trên tỷ lệ lãi suất biến đổi này.
Hàm FVSCHEDULE là một công cụ quan trọng giúp người dùng thực hiện các phân tích tài chính chi tiết và toán sâu hơn về giá trị tương lai của các khoản đầu tư trong các tình huống có tỷ lệ lãi suất biến đổi.
Hàm PV là gì?
Hàm PV được hiểu là cụm từ viết tắt của “Present Value” trong tài chính. Đây là một khái niệm quan trọng giúp chúng ta tính toán giá trị hiện tại của một dòng tiền sẽ được nhận hoặc chi trả trong tương lai.
Hàm PV là một công cụ tính toán giá trị hiện tại của các dòng tiền tương lai dựa trên tỷ lệ lãi suất hoặc chiết khấu cụ thể. Nó cho phép người dùng biết giá trị ngày nay của một khoản tiền sẽ nhận hoặc trả trong tương lai.
Công thức tính toán
- Cú pháp hàm PV: =PV(rate,nper,pmt,[fv],[type])
Trong đó:
- rate: Lãi suất theo kỳ hạn.
- nper: Tổng số kỳ hạn thanh toán trong một niên kim.
- pmt: Khoản thanh toán cho mỗi kỳ và không đổi trong suốt vòng đời của niên kim. Bạn có thể bỏ qua pmt và gõ 0. Khi đó bạn phải nhập giá trị Fv phía sau.
- fv: Giá trị tương lai hoặc số dư tiền mặt bạn muốn thu được sau khi thực hiện khoản thanh toán cuối cùng. Mục này là tùy chọn, nếu không có bạn có thể chọn 0 và bỏ qua.
- type: Hình thức tính lãi Bạn nhập 0 để tính lãi vào cuối mỗi kỳ (mặc định) hoặc 1 để tính lãi vào đầu mỗi kỳ tiếp theo.
Ứng dụng trong tài chính
Đây là một loại hàm hữu ích trong việc đánh giá giá trị hiện tại của các loại đầu tư, dòng tiền hoặc các dự án tài chính.
PV cũng được sử dụng để tính toán giải pháp cho vấn đề định giá tài sản, xác định giá trị công ty và lập kế hoạch tài chính cá nhân hoặc doanh nghiệp.
Hàm PV đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá giá trị tài chính trong các tình huống khác nhau và hỗ trợ đưa ra quyết định đầu tư tài chính.
Hàm NPV là gì?
Hàm NPV (viết tắt của “Net Present Value” trong tài chính) là một công cụ quan trọng được sử dụng để đánh giá tính khả quan và lợi nhuận của một dự án đầu tư dựa trên dòng tiền thu, chi trong tương lai.
Hàm NPV tính toán giá trị hiện tại của các dòng tiền trong tương lai và trừ đi giá trị hiện tại của chi phí đầu tư ban đầu để đánh giá xem dự án hoặc đầu tư có lợi nhuận hay không.
Công thức tính toán
- Cú pháp hàm NPV: =NPV(rate, value1, [value2],…)
Trong đó:
- rate: Tỷ lệ chiết khấu trong một kỳ.
- value1, [value2],…: Các dòng tiền, bao gồm các khoản chi trả hoặc thu nhập trong các kỳ của dự án hoặc khoản đầu tư. Các dòng tiền có thể âm hoặc dương. Số lượng tối đa cho các tham số value của hàm NPV là 254.
Ứng dụng trong tài chính
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn 05 cách tra cứu thẻ tín dụng Fe chuẩn xác, đơn giản, nhanh chóng nhất
Hàm NPV thường được sử dụng để đánh giá tính khả quan của một dự án hoặc đầu tư từ quan điểm tài chính.
Tác dụng của hàm nhằm xác định xem một dự án hoặc đầu tư có lợi nhuận hay không dựa trên giá trị hiện tại của dòng tiền dự kiến và chi phí đầu tư ban đầu.
Hàm NPV là một công cụ quan trọng trong việc đánh giá tính khả quan và lợi nhuận của các dự án và đầu tư trong lĩnh vực tài chính.
Tạm kết
Qua bài viết trên, Blogkienthuc.edu.vn đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc PMT là gì? Đồng thời, chúng ta có thể cập nhật thêm định nghĩa, cách sử dụng của nhiều hàm tài chính trong Excel khác. Đây đều là những kiến thức quan trọng mà bạn nên nắm bắt khi làm việc trong lĩnh vực này.
Mời bạn xem thêm:
- Syntax error là gì? Bật mí cách khắc phục lỗi Syntax error nhanh chóng và dễ áp dụng
- Tmall là gì? Hướng dẫn chi tiết các bước đặt hàng hiệu quả và nhanh chóng trên Tmall
Bên cạnh đó, Blogkienthuc.edu.vn còn cung cấp nhiều loại máy tính chất lượng để hỗ trợ bạn làm việc, học tập, giải trí. Hãy ghé ngay cửa hàng gần nhất hoặc theo dõi website chính thức của chúng tôi để lựa chọn sản phẩm phù hợp nhé!
- Laptop chính hãng