Để giảm thiếu rủi ro bị mất cắp thông tin khi sử dụng thiết bị đi động hay online trên mạng xã hội, bạn có thể tham khảo 8 thủ thuật đơn giản dưới đây.
Để giảm thiếu rủi ro bị mất cắp thông tin khi sử dụng thiết bị đi động hay online trên mạng xã hội, bạn có thể tham khảo 8 thủ thuật vừa nhanh vừa đơn giản dưới đây.
Bạn đang đọc: 8 thủ thuật vừa nhanh vừa đơn giản giúp bạn online an toàn
Trong những ngày qua, hẳn bạn đã nghe rất nhiều vụ đánh cắp thông tin người dùng, bắt nguồn từ việc điện thoại bị trộm, tài khoản iCloud bị đánh cắp hay lừa đảo qua email và thậm chí là mạng xã hội Facebook. Và dưới đây là một số giải pháp phòng bị mà bạn có thể áp dụng ngay từ bây giờ để tránh bị mất thông tin, mất dữ liệu, mất tiền và nhất là ảnh hưởng đến sự an toàn của bản thân.
Không share số điện thoại/email lên những nơi công cộng
Việc chia sẻ thông tin lên những nơi công cộng như mạng xã hội, dịch vụ nhắn tin,.. sẽ khiến bạn nhanh chóng rơi vào tầm ngắm của các công ty quảng cáo và nguy hiểm hơn là đối tượng xấu nào đó đang muốn tận dụng những kẽ hở trong việc bảo mật thông tin của bạn. Bởi với số điện thoại này, người đó có thể dễ dàng tìm ra các thói quen, sở thích của bạn để làm trò xấu hơn. Vì vậy, nếu đã lỡ chia sẻ số điện thoại hay địa chỉ của mình ở một chỗ “hớ hênh” nào đó, tốt nhất là bạn nên xóa đi.
Không tiết lộ thông tin thẻ tín dụng dưới bất kỳ hình thức nào
Tương tự như điện thoại và email, thẻ tín dụng cũng là một trong những thông tin cần được bảo mật một cách nghiêm ngặt vì không những nó ảnh hưởng trực tiếp đến túi tiền của bạn mà còn có thể sử dụng cho những chuyện trái pháp luật mà chính bạn là người bị liên lụy dù không phải do mình gây nên. Vì vậy, chúng tôi khuyên bạn không nên gửi thông tin thẻ qua email, qua SMS hay đăng tải lên mạng xã hội Facebook.
Cài mã PIN cho SIM
Trong một số trường hợp, việc mất điện thoại không quan trọng bằng việc mất SIM. Bởi khi kẻ trộm có SIM trong tay, hắn sẽ có số điện thoại và dễ dàng reset mật khẩu rất nhiều tài khoản quan trọng mà bạn sử dụng. Vậy làm sao để hắn không thể sử dụng được SIM này trong trường hợp điện thoại bị đánh cắp? Câu trả lời là hãy thiết lập mã PIN cho SIM.
Mã PIN cho SIM là một chuỗi 4 số bắt buộc phải nhập vào khi cắm SIM sang điện thoại mới. Nếu bạn không nhập đúng mã PIN thì bạn không thể làm gì với chiếc SIM này (kể cả gọi điện) và nếu nhập sai 3 lần thì bị khóa SIM. Cách cài mã PIN cho SIM như sau:
Trên iPhone: vào Cài đặt > Điện thoại > SIM PIN, bật tính năng này và nhập vào mã PIN của bạn. Không nên dùng ngày sinh hay chuỗi ký tự đơn giản vì dễ đoán.
Trên Android: vào Cài đặt > gõ ô tìm kiếm > nhập chữ “SIM” vào rồi bật tính năng tương ứng. Nếu bạn xài giao diện tiếng Việt thì có thể nó ghi chữ “Cài đặt khóa SIM” hoặc “SIM PIN”, nếu tiếng Anh sẽ là “Set up SIM card lock” hoặc “Change SIM PIN”. Đừng nên dùng dùng ngày sinh vì dễ đoán.
Lưu ý: Ở lần đầu kích hoạt tính năng SIM PIN, bạn sẽ được hỏi PIN hiện tại là gì. Để qua được bước này, bạn cần nhập mã do nhà mạng thiết lập sẵn như bên dưới. Nếu không nhập được, đừng cố gắng tiếp tục vì có thể ai đó đã đổi PIN cho SIM bạn trước hoặc nhà bạn đổi mà bạn không biết. Lúc này, bạn có thể liên hệ nhà mạng để được tư vấn thay vì bấm thử nhiều lần lại gây nên tình trạng khóa SIM.
- SIM Viettel: 0000
- SIM Vinaphone: 1234
- SIM Mobifone: 1111 hoặc 0000 (sim 4G)
Không share password ở bất cứ đâu
Trừ khi bạn cần mật khẩu để đăng nhập hay xác thực gì đó, còn lại bạn không nên gõ password của mình ở bất kì đâu, tất nhiên cũng không nên chia sẻ nó cho bất kì người nào khác qua email, tin nhắn SMS hay phần mềm chat.
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn thay đổi chế độ xem thẻ trên trình duyệt Cốc Cốc
Nên dùng khác password cho các tài khoản quan trọng và email chính
Nhiều người thường có thói quen đặt chung một password cho rất nhiều tài khoản và điều này thì rất là rủi ro nếu chẳng may bạn bị mất một tài khoản nào trong số đó. Vì vậy, để đảm bảo thông tin được an toàn, bạn nên tập thói quen dùng khác password cho các tài khoản các nhau.
Số điện thoại gửi OTP cho bạn là gì?
Khi người dùng đã quen với hình thức bảo mật 2 lớp, tức là sau khi nhập password thì bạn phải nhập thêm một mã xác thực nữa thì mới đăng nhập được, thì lại nảy sinh ra một vấn đề khác là có trường hợp tin tặc sử dụng số điện thoại lạ nào đó để nhắn tới cho bạn code reset. Những số này thường không phải dáng số tổng đài (4-6) số mà sẽ dài như số cá nhân (10 hay 11 số). Bạn có thể dựa vào thông tin này đẻ đánh giá xem coder gửi tới có đáng tin hay không. Lưu ý là có một số trường hợp mã xac thực được gửi tới bằng đầu số tường, lúc này bạn nên gọi điện cho công ty quản lý dịch vụ bạn đang dùng để xác nhận.
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn 5 cách kiểm tra CCCD đã làm xong chưa
Cẩn thận với những người lạ chat với bạn
Nếu bất thình lình có một nghười chat với bạn để hỏi mượn tiền, nạp thẻ điện thoại hay mượn cái gì đó mà bạn có thể chuyển không cần gặp mặt thì phải cảnh giác ngay lập tức. Bạn có thể gọi điện ngay cho người đó (nếu bạn có số) hoặc hỏi một số câu hỏi để xác minh danh tính phòng trường hợp tiền mất tật mang.
Đặt mật khẩu khó
Danh sách 25 mật khẩu phổ biến nhất hằng năm vẫn không thiếu những cái tên như 12345. 54321 hay QWERTY,… và đó là lý do các vụ lừa đào, chiếm đoạt thông tin vẫn xảy ra nhan nhản. Để hạn chế tình trạng này cũng như bảo vệ chính bản thân thì bạn nên xem lại cách đặt mật khẩu của mình. Mật khẩu nên đủ dài và bao gồm đầy đủ chữ số, chữ hoa, ký tự đặc biệt,…
Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm khi online trên mạng internet mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Nếu còn muốn bố sung thêm bất kỳ thông tin hữu ích nào, bạn có thể để lại ý kiến trong phần bình luận dưới đây.
Ho Huyn
Nguồn: Tinhte