Tổng hợp kinh nghiệm Android được chia sẻ nhiều nhất năm 2016

Tổng hợp kinh nghiệm Android được chia sẻ nhiều nhất năm 2016

Cách tiết kiệm pin, mẹo sạc pin nhanh hay thủ thuật để giữ thiết bị được an toàn là những kinh nghiệm được người dùng Android chia sẻ nhiều nhất trong năm 2016.

Cách tiết kiệm pin, mẹo sạc pin nhanh hay thủ thuật để giữ cho thiết bị được an toàn là những kinh nghiệm được người dùng Android chia sẻ nhiều nhất trong một năm qua.

Bạn đang đọc: Tổng hợp kinh nghiệm Android được chia sẻ nhiều nhất năm 2016

 

1. Chế độ ban đêm trên Android 7.0

 

Tổng hợp kinh nghiệm Android được chia sẻ nhiều nhất năm 2016

 

Nghiên cứu cho thấy ánh sáng xanh phát ra từ màn hình điện thoại khi sử dụng trong đêm tối là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng mất ngủ và nhức mỏi mắt của người dùng. Trong nỗ lực giảm thiểu sự ảnh hưởng này, Google đã bổ sung thêm chế độ Night Mode trong bản cập nhật Android 7.0 Nougat mới giúp người dùng không bị lóa mắt khi sử dụng vào ban đêm. Để kích hoạt, bạn chỉ cần vuốt thanh trạng thái và nhấn bất/tắt tính năng này. Trường hợp chế độ này không được tích hợp trong mục cài đặt nhanh, bạn có thể tìm nó trong ứng dụng Cài đặt của máy để thiết lập thời gian phù hợp.

 

Cách kích hoạt chế độ Night Mode trên smartphone Nexus chạy Android 7.0

 

2. Cách tiết kiệm/tăng thời lượng pin

 

Dung lượng pin thấp trong khi lượng ứng dụng tải về và thời gian sử dụng thiết bị ngày càng nhiều khiến người dùng Android luôn phải tìm cách để tăng thời lượng sử dụng pin. Trên các group cũng như các trang công nghệ hiện có rất nhiều thủ thuật giúp người dùng tiết kiệm pin trên smartphone Android như điều chỉnh độ sáng màn hình, tắt bớt các kết nối và wungs dụng không cần tiết, hạn chế hiệu ứng, bật chế độ tiết kiệm pin hay giảm thời gian chờ màn hình,… Bạn có thể tham khảo một vài cách tiêu biểu trong video dưới đây:

 

 

3. Cách tăng tốc sạc

 

Có rất nhiều cách để đẩy anh tốc độ sạc pin trên smartphone Android như sử dụng chế độ máy bay, tắt các kết nối không dây, tắt nguồn máy khi sạc, dùng sạc chính hãng,.. Với một số smartphone có hỗ trợ sạc nhanh và sạc không dây thì bạn cũng nên tận dụng, tuy nhiên thì đừng sử dụng quá thường xuyên vì nó có thể làm giảm tuổi thọ pin và khiến pin nhanh chai.

 

> Xem thêm: Mẹo giúp bạn sạc pin nhanh trên smartphone

 

4. Cách hạ nhiệt khi thiết bị Android nóng

 

Nóng máy là vấn đề phổ biến trên smartphone mà đặc biệt là smartphone Android. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này như chạy quá nhiều ứng dụng cùng lúc, xem phim, chơi game, quay phim độ phân giải cao hay chụp ảnh trong thời gian dài,… làm tốn tài nguyên CPU, gây quá tải và làm nóng phần cứng. Ngoài ra, việc nóng máy còn đến từ thói quen vừa sạc vừa sử dụng của người dùng.

 

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn tra cứu điểm Viettel để quy đổi quà tặng, voucher chi tiết và dễ hiểu

Tổng hợp kinh nghiệm Android được chia sẻ nhiều nhất năm 2016

 

Việc nóng máy về lâu dài không những ảnh hưởng đến tuổi họ của thiết bị mà nó còn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng con người. Hiện đã có rất nhiều trường hợp cháy nổ khiến người dùng bị bỏng nặng và vì vậy, bạn nên hạn chế làm những việc mà chúng tôi đã đề cập ở trên. Nếu quá nóng, bạn có thể tháo ốp lưng, đặt máy ở nơi mát như trước quạt (lưu ý là không đặt vào tủ lạnh bởi máy sẽ dễ hỏng do thay đổi nhiệt độ đột ngột.)

 

> Xem thêm: Smartphone nóng bất thường: nguyên nhân và cách khắc phục

 

5. Đa nhiệm trên Android

 

Từ Android 7.0, Google đã bổ sung thêm tính năng chạy đa nhiệm nhiều cửa sổ trên các smartphone sử dụng hệ điều hành này. Không chỉ chia đôi màn hình như giao diện Touch Wiz của Samsung, tính năng này còn cho phép các ứng dụng hiển thị xếp chồng lên nhau tương tự như khi mở các cửa số khác nhau trên Windows.

Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể chuyển đổi ứng dụng bằng cách nhấn đúp vào biểu tượng đa nhiệm ở thanh điều hướng để truy cập ngay ứng dụng sử dụng gần nhất.

 

 

6. Cách giữ thiết bị Android an toàn

 

Sự xuất hiện của hàng loạt vụ tấn công nhằm vào smartphone trong năm 2016 khiến người dùng không thể làm ngờ trước việc đảm bảo an toàn cho chiếc dế yêu của mình. Trên internet đã có khá nhiều người tìm hiểu cách thức bảo mạt cho biết thị cũng như chia sẻ các kinh nghiệm mà mình có được. Bạn đọc có thể tham khảo cách tăng cường bảo mật trên smartphone tại đây.

 

7. Ấn tập tin và thư mục

 

Google Play Store có cung cấp một số ứng dụng giúp người dùng ẩn tập tin và thư mục. Tuy nhiên, bạn có thể làm điều này mà không cần cài đặt app từ bên thứ ba, bằng cách: Mở tập tin hoặc thư mục cần ẩn > Nhấn đổi tên > Thêm dấu chấm phía trước tên file cần ẩn (Ví dụ: từ Image thành .Image) > Nhấn Ok. Lúc này, máy sẽ nhận tập tin hoặc thư mục này là file hệ thống và ẩn đi.

 

Tổng hợp kinh nghiệm Android được chia sẻ nhiều nhất năm 2016

>>>>>Xem thêm: Điện thoại bị khóa vì nhập sai mật khẩu – Hướng dẫn cách khắc phục và những lưu ý

 

Lưu ý: Khi bạn cần dùng tới file đó thì hãy bỏ check “Show Hidden Files” trên trình quản lý File của bạn. Còn nếu như bạn không muốn ẩn nó nữa thì hãy bỏ dấu chấm trước tên file đó.

 

8. Tăng hiệu quả cho thiết bị Android bằng ứng dụng bên thứ ba

 

Bên cạnh các chức năng được tích hợp sẵn trong máy, người dùng Android còn tìm đến các ứng dụng bên thứ ba để “tăng sức mạnh” cho chiếc smartphone của mình.

 

– Bảo vệ tập tin và thư mục bằng mật khẩu

Để giữ các tập tin và thư mục được an toàn, người dùng có thể tải về các ứng dụng bảo vệ bằng mật khẩu như File Locker, Folder Lock hay FileSafe – Hide File/Folder. Ngoài chức năng bảo vệ hình ảnh riêng tư hay các tài liệu quan trọng, những ứng dụng này còn có khả năng phát hiện ai đã cố gắng đột nhập vào thiết bị của bạn thông qua ảnh chụp từ camera trước trong khi người đó “tác nghiệp”.

 

– Tải tập tin APK trực tiếp trên Play Store

Với một số thiết bị Android không có Google Play Store (một số mẫu Trung Quốc hoặc cài room tùy biến, tức custom room), người dùng chỉ có thể cài ứng dụng bên ngoài thông qua file APK. Cách đơn giản và an toàn nhất để tránh các file APK trôi nổi có dính virus là tải qua các website như Apkleecher, Downloader-apk, APK-Dl, apkpure… sau đó cài đặt. Lưu ý, người dùng cần để chế độ cho phép cài ứng dụng bên thứ ba.

 

– Nghe nhạc trên Youtube khi đã tắt màn hình

Ứng dụng Youtube và Youtube nền web khi chạy trên Android sẽ tắt âm thanh khi thiết bị tắt màn hình. Tuy nhiên, bạn có thể khắc phục điều này bằng cách sử dụng các ứng dụng như Floating Tube hay Audio Pocket,..

 

– Thống kế số lượng cuộc gọi, tin nhắn

Nếu cần thống kê số lượng cuộc gọi, tin nhắn mỗi ngày thì bạn có thể tìm đến các ứng dụng bên thứ ba như Callistics. Ứng dụng này sẽ đếm tổng số lượng hay thời gian người dùng đã gọi, tổng số tin nhắn đã gửi và đã nhận. Ngoài ra nó còn thống kê dung lượng dữ liệu đã sử dụng.

 

Ho Huyn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *