Khi lựa chọn mua một bộ PC hay Laptop, chắc hẳn một vấn đề bạn đã nghe nhắc tới là máy có bao nhiêu RAM, chạy SINGLE channel hay DUAL channel. Vậy SINGLE channel và DUAL channel là gì, hãy cùng FPTShop tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Ram là gì?
RAM (Random Access Memory) là bộ nhớ lưu trữ tạm thời của máy, cho phép lưu trữ thông tin trong một khoảng thời gian ngắn. Khi bạn chạy một file hay phần mềm nào đó, CPU của máy sẽ liên tục truy cập vào dữ liệu từ bộ nhớ máy.
Bạn đang đọc: RAM Dual Channel là gì? Hướng dẫn cắm RAM để chạy Dual Channel
Vậy nên máy bạn vận hành ra sao phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ xử lí và dung lượng bộ nhớ của RAM. RAM là nơi hệ điều hành, ứng dụng lưu trữ data để CPU có thể nhanh chóng truy xuất. Tăng dung lượng RAM đồng nghĩa với việc giảm số lần CPU phải lấy dữ liệu từ ổ đĩa.
Dual Channel là gì?
Định nghĩa về Dual Channel
Dual Channel là công nghệ bộ nhớ kênh đôi, chúng ta thiết lập bộ nhớ kênh đôi nhằm tăng băng thông truyền dẫn dữ liệu giữa bộ nhớ đến các thành phần khác trong hệ thống.
Khi chạy Dual Channel hệ thống sẽ cho phép dữ liệu truyền theo cả hai chiều. Dual Channel sẽ tăng gấp đôi băng thông chứ không hề tăng thêm về tốc độ bus. Công nghệ RAM Dual Channel cùng với dung lượng RAM càng lớn sẽ giúp thiết bị của bạn hoạt động càng khỏe, xử lý được cùng lúc nhiều tác vụ khác nhau mà không lo việc máy tính bị đơ hay bị lag. Ví dụ đơn giản, khi bạn tham gia giao thông, với hai làn xe thì sẽ giúp tốc độ cũng như thời gian sẽ ngắn hơn rất nhiều.
Điều kiện để RAM chạy Dual Channel
Đầu tiên, để chạy được Dual Channel chính là Main của bạn phải hỗ trợ Channel:
- RAM phải được gắn trên cả 2 kênh và cùng loại RAM trên mỗi kênh.
- Cùng dung lượng bộ nhớ trên mỗi kênh.
- Các thanh RAM giống nhau phải cắm ở khe giống nhau.
Tuy nhiên để chạy dc Dual Chanel, ko bắt buộc RAM phải cùng độ trễ, cùng tốc độ hay cùng thương hiệu.
Lưu ý: Khi chạy Dual, tốc độ của các thanh RAM sẽ nhận theo tốc độ của thanh RAM thấp nhất. Ví dụ bạn có 1 thanh RAM 8GB bus 2666Mhz gắn với 1 thanh 8GB bus 2133MHz, cùng là DDR4, thì hệ thống sẽ chạy Dual Chanel ở bus 2133MHz.
Hướng dẫn cắm RAM để chạy Dual Channel:
- Trường hợp 1: Main có 2 khe cắm RAM và bạn có 2 thanh RAM:
Đây là trường hợp đơn giản nhất, mỗi khe cắm RAM là 1 kênh RAM độc lập. Bạn chỉ cần cắm 2 thanh RAM vào thì sẽ trở thành Dual Channel.
- Trường hợp 2: Main có 4 khe RAM nhưng bạn có 2 thanh RAM
Để cắm Dual Channel, bạn có thể xem hướng dẫn trên Main hoặc hướng dẫn sử dụng đi kèm. Thông thường, Main có 4 khe cắm RAM thì các khe sẽ lần lượt được đánh số từ trái qua phải là A1, A2, B1, B2. Nếu bạn gắn Dual Channel thì bạn cần gắn tại A2 và B2.
Nếu Main của bạn các khe RAM cùng màu, bạn chỉ cần đếm từ CPU theo thứ tự 1,2,3,4 và bạn cắm 2 khe 2, 4 là được.
Tìm hiểu thêm: Google Maps đã chính thức hỗ trợ chế độ Incognito
Với một số mẫu bo mạch chủ, nhà sản xuất còn tâm lý, sẽ làm 4 khe cắm RAM với 2 màu xen kẽ (Ví dụ: Trắng – Đen – Trắng – Đen, hoặc Đỏ – đen – đỏ – đen). Bạn chỉ cần cắm 2 thanh RAM vào 2 khe cùng màu là được.
Cách kiểm tra xem máy đã nhận Dual Channel chưa?
Cách 1: Vào Bios để kiểm tra.
Máy tính được kích hoạt Dual Channel sẽ có cụm từ at Dual Channel như trên hình.
Cách 2: Tải và sử dụng phần mềm CPU – Z.
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn bạn cách sử dụng MoMo đơn giản ai cũng có thể dùng dễ dàng
Tùy vào nhu cầu của bạn, mình có thể setup RAM khác nhau. Tuy nhiên thì các bạn nên ưu tiên sử dụng PC với chế độ RAM Dual Channel tối đa năng suất của máy nhé. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với bạn.
Xem thêm: Cách kiểm tra phần mềm là 32 bit hay 64 bit trên máy tính Windows 10