Windows 10 là một bản nâng cấp toàn diện và tốt hơn rất nhiều so với các thế hệ tiền nhiệm của nó như Windows 7, Windows 8 – 8.1. Trong những cách cải thiện hiệu năng cho Windows 10, có một dịch vụ đã tồn tại kể từ thời Windows Vista cho tới nay: Superfetch.
Superfetch là gì?
Bạn đang đọc: Những điều cần biết về dịch vụ Superfetch trong Windows và cách vô hiệu hóa nó
Superfetch là một tính năng đã được giới thiệu từ khi Windows Vista xuất hiện. Mô tả chính thức của dịch vụ này là “duy trì và cải thiện hiệu năng của hệ thống theo thời gian” nhưng bấy nhiêu đó vẫn chưa đủ để giải thích tường tận.
Superfetch được hiển thị với cái tên “Service Host: Superfetch” trong Windows Task Manager. Nó chạy ngầm dưới hệ thống và phân tích cách sử dụng RAM của người dùng rồi từ đó học hỏi được là bạn sẽ thường xuyên chạy các ứng dụng nào. Theo thời gian, Superfetch sẽ liệt kê những ứng dụng này vào danh sách “thường hay sử dụng” và tải trước vào RAM nếu nó nhận thấy bạn chạy những ứng dụng này.
Tìm hiểu thêm: Mẹo hay để tìm kiếm an toàn trên Bing AI mà ít người biết
>>>>>Xem thêm: Spam là gì? Mục đích của Spam tin nhắn trên Messenger, Facebook, Email là gì?
Ý tưởng này nghe có vẻ thật hay vì tốc độ chạy ứng dụng của bạn sẽ nhanh hơn một khi nó được tải trước vào RAM.
Theo mặc định thì Superfetch được thiết kế để tận dụng toàn bộ các khoảng RAM trống và tải trước toàn bộ các ứng dụng. Tính năng này chỉ tận dụng lượng bộ nhớ bị dư và không sử dụng đến mà thôi. Khi hệ thống của bạn cần nhiều RAM hơn (ví dụ như chạy một ứng dụng chưa được tải trước chẳng hạn) thì nó sẽ giải phóng lượng bộ nhớ cần thiết.
Hãy lưu ý rằng Superfetch không giống như Prefetch đâu nhé, tính năng Prefetch thì xuất hiện từ Windows XP rồi và Superfetch là một phiên bản nâng cấp xịn hơn thôi.
Superfetch có thật sự cần thiết không?
Câu trả lời là có. Nếu bạn có một cỗ PC với hệ thống cấu hình từ mức trung bình trở lên, Superfetch sẽ chạy rất mượt mà và bạn còn không nhận ra là nó có chạy hay không.
Thế nhưng dưới đây là một số vấn đề mà Superfetch có thể gây ra cho hệ thống của bạn:
– Vì luôn luôn chạy nền trong hệ thống nên Superfetch luôn luôn chiếm dụng CPU và RAM.
– Superfetch không triệt tiêu nhu cầu tải ứng dụng vào RAM, nó chỉ sắp xếp nhu cầu đó theo nhiều thời điểm khác nhau thôi. Bất kì khi nào hệ thống thực thi nhu cầu tải ứng dụng, hệ thống của bạn vẫn sẽ chạy chậm giống như bạn chạy ứng dụng không kèm theo Superfetch vậy.
– Superfetch có thể tiêu tốn một đống dữ liệu của bạn khi chuyển từ ổ cứng sang RAM. Nếu ổ cứng của bạn đôi khi chạy lên mức 100% trong vài phút mỗi lần bạn khởi động hoặc tắt máy, Superfetch có thể là nguyên nhân.
– Hiệu năng mà Superfetch mang lại có thể sẽ không hề đáng kể khi Windows 10 được cài đặt trên SSD.
Nếu vậy thì vô hiệu hóa Superfetch có an toàn không? Có, nếu bạn không thích dùng dịch vụ này thì cứ việc tắt nó đi và chẳng hề gây ra ảnh hưởng gì cả. Bạn có thể tham khảo cách vô hiệu hóa Superfetch qua video dưới đây:
Sau khi thực hiện các bước trên, bạn hãy restart máy và thấy rằng tình trạng Full Disk 100% sẽ giảm đi đáng kể.
Nguồn: Make Use Of