Nếu muốn bảo mật tốt hơn trên điện thoại Android, hãy kiểm tra lại quyền của các ứng dụng

Nếu muốn bảo mật tốt hơn trên điện thoại Android, hãy kiểm tra lại quyền của các ứng dụng

Google vừa mới gỡ bỏ hàng tá các ứng dụng trên Google Play Store vì chúng vi phạm chính sách của hãng trong thời gian gần đây. Có tổng cộng là 101 ứng dụng thuộc về một nhóm duy nhất với tên gọi 2NAD, nhóm này sử dụng 27 tên của nhà phát triển giả để phát hành các ứng dụng đáng ngờ.

Tất cả những ứng dụng bị gỡ bỏ này đều chứa các dòng code độc hại như quảng cáo hoặc thu thập các dữ liệu cá nhân của người dùng bằng những quyền được hệ thống cung cấp. Bạn có thể tham khảo danh sách này tại đây: https://cybernews.com/security/secret-network-27-app-developers-in-play-store/.

Bạn đang đọc: Nếu muốn bảo mật tốt hơn trên điện thoại Android, hãy kiểm tra lại quyền của các ứng dụng

Cách để phát hiện một ứng dụng Android đáng ngờ

Tìm hiểu thêm: Cách làm heo quay bằng nồi chiên không dầu giòn ngon ngay tại nhà

Nếu muốn bảo mật tốt hơn trên điện thoại Android, hãy kiểm tra lại quyền của các ứng dụng

>>>>>Xem thêm: Tổng hợp một số Font chữ ghép ảnh nghệ thuật sáng tạo, độc đáo mới nhất 2024

Việc Google bảo vệ người dùng bằng cách gỡ bỏ các ứng dụng độc hại như trên là rất tốt, tuy nhiên chỉ bấy nhiêu thì chưa đủ. Nếu muốn bảo vệ dữ liệu cá nhân tốt hơn nữa, bạn có thể kiểm tra các quyền mà mỗi ứng dụng khi yêu cầu khi được cài đặt. Cách kiểm tra như sau:

1 – Đối với Google Play

– Truy cập vào trang chứa ứng dụng bạn cần kiểm tra trên Google Play.

– Cuộn xuống mục Permissions.

– Click vào mục View details.

– Bạn sẽ thấy các quyền truy cập mà ứng dụng yêu cầu khi cài đặt tại đây.

2 – Đối với Amazon App Store

– Mở trang Amazon của ứng dụng cần kiểm tra.

– Click vào mục See all application permissions hoặc cuộn xuống mục Technical details.

Cách để kiểm tra quyền của các ứng dụng đã được cài đặt

Tương tự như trên, bạn cũng có thể xem lại quyền của những ứng dụng mà bạn đã cài đặt trong máy. Khi thấy những dấu hiệu này thì bạn nên xóa ngay các ứng dụng đó:

– Một ứng dụng ghi âm cuộc gọi nhưng muốn chụp hình và quay video.

– Một ứng dụng máy tính yêu cầu quyền sử dụng camera và đọc thông tin trên điện thoại.

– Một ứng dụng nhân bản tài khoản trên điện thoại yêu cầu quyền truy cập GPS – camera – microphone – các bộ cảm biến – lịch – kiểm tra trạng thái của điện thoại.

– Một ứng dụng chỉnh sửa hình ảnh yêu cầu quyền ghi âm.

– Một ứng dụng tăng tốc bộ nhớ RAM yêu cầu quyền truy cập địa điểm.

Bạn hãy nhớ rằng công năng của ứng dụng đó ra sao thì nó chỉ được làm như vậy chứ không được yêu cầu thêm các quyền không liên quan khác, nếu có tình trạng này thì xóa ngay ứng dụng đó để bảo vệ dữ liệu của bản thân.

Xem thêm: Thử ngay những cách tiết kiệm pin này cho Android nếu bạn chưa biết – Live Caption trên Android sẽ sớm được tích hợp với tính năng gọi điện

Nguồn: Life Hacker

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *