Máy tính của bạn bị kẹt với màn hình “Getting Windows Ready” mà không thể truy cập hệ thống? Dưới đây là những cách nhác nhau để giải quyết vấn đề.
Trước khi tìm hiểu các giải pháp để giải quyết lỗi màn hình “Getting Windows Ready”, chúng ta hãy cùng xem xét các nguyên nhân chính gây ra lỗi này.
Bạn đang đọc: Mẹo sửa lỗi màn hình “Getting Windows Ready”trên Windows 10
Các nguyên nhân có thể gây lỗi “Getting Windows Ready”
Giống như với tất cả mọi thứ trên Windows, nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến hoạt động trơn tru của hệ thống. Vì vậy có một số yếu tố có nhiều khả năng gây ra thông báo lỗi “Getting Windows Ready” đó là:
- Tốc độ internet chậm hoặc mạng bị gián đoạn.
- Máy tính chạy chậm.
- Hệ điều hành đã lâu không được cập nhật, cần tải và cài đặt rất nhiều dữ liệu.
Cách giải quyết lỗi “Getting Windows Ready”
Bất cứ điều gì có thể gây ra sự cố này trên Windows 10 thì dưới đây là những cách tốt nhất để giải quyết vấn đề. Hãy bắt đầu với cái đầu tiên và cơ bản nhất.
Cho Windows thêm một chút thời gian
Mặc dù màn hình “Getting Windows Ready” đã xuất hiện nhưng nếu bạn thấy cái vòng tròn xoay vẫn xoay, không phải hiện tượng bị treo thì bạn cần kiên nhẫn chờ đợi.
Quá trình cập nhật cần một khoảng thời gian dài hơn là điều bình thường, đặc biệt nếu bạn chưa cập nhật máy tính trong một thời gian dài, kết nối Internet bị chậm hoặc là máy tính đã cũ nên tốc độ chậm.
Đôi khi quá trình này có thể kéo dài cả giờ đồng hồ. Nhưng nếu vẫn không có gì thay đổi sau khi chờ đợi lâu như vậy, thì vấn đề có thể nằm ở chỗ khác.
Kiểm tra kết nối Internet
Như đã nói ở trên, nếu kết nối Internet hiện tại bạn đang sử dụng có vấn đề gì đó thì rõ ràng sẽ gặp rắc rối trong quá trình cập nhật Windows. Kiểm tra kỹ để đảm bảo rằng kết nối Internet ổn định và không bị sự cố.
Nếu bạn đang sử dụng kết nối có dây, hãy kiểm tra bộ định tuyến. Rút phích cắm và cắm cáp vào bộ định tuyến để xem nó có hoạt động hay không. Nếu bạn đang sử dụng Wi-Fi, hãy kiểm tra xem có hoạt động bình thường không. Nếu bạn cho rằng có điều gì đó không ổn, hãy thử một số bản sửa lỗi hoặc cắm cáp Ethernet.
Thực hiện tắt máy cưỡng bức
Nếu bạn đã thử hai cách trên mà vẫn gặp sự cố với màn hình “Getting Windows Ready” thì lời khuyên là nên thử tắt máy tính. Lưu ý rằng chỉ sử dụng cách này sau khi đã thử các phương pháp trên.
Khi Windows đang được cập nhật, việc tắt đột ngột có thể dẫn đến hỏng các tệp hệ thống quan trọng. Bạn thậm chí có thể gặp phải lỗi màn hình xanh chết chóc trên máy tính của mình.
Tìm hiểu thêm: Cách xem lịch sử đăng nhập trên ứng dụng VNeID để kiểm tra tài khoản của mình có an toàn không
Một số người cho rằng bạn sẽ không bị mất các tệp hệ thống sau khi buộc phải tắt máy. Mặc dù vậy, lời khuyên vẫn là hành động một cách thận trọng, bởi sự cố có thể tệ hơn nữa nếu điều đó xảy ra.
Nếu quyết định phải tắt máy, đây là cách bạn có thể thực hiện tắt máy cưỡng bức. Nếu đang sử dụng máy tính xách tay, hãy nhấn và giữ nút nguồn cho đến khi hệ thống tắt. Sau đó, khởi động lại hệ thống và bạn sẽ thấy các bản cập nhật được tải xuống một lần nữa hoặc hệ thống sẽ khởi động bình thường. Nếu đang sử dụng máy tính để bàn, chỉ cần rút khỏi nguồn điện.
Nếu mọi thứ diễn ra suôn sẻ, máy tính sẽ hoạt động trở lại mà không gặp bất kỳ sự cố nào.
Sử dụng công cụ Startup Repair
Startup Repair là một công cụ tiện dụng, miễn phí có trong menu System Recovery Options trên hệ điều hành Windows. Công cụ này sẽ giúp người dùng tự động giải quyết nhiều vấn đề phức tạp liên quan đến mất dữ liệu ngẫu nhiên, sự cố khởi động … thực hiện theo các bước bên dưới để bắt đầu:
Bước 1: Tạo ổ đĩa USB cài đặt Windows 10.
Bước 2: Khởi động máy tính bằng ổ USB và chọn tùy chọn Repair your computer trong menu hiển thị.
>>>>>Xem thêm: Các lỗi bàn phím máy tính để bàn và cách khắc phục
Bước 3: Tiếp theo chọn Troubleshoot.
Bước 4: Trên màn hình Advanced options, kích chọn Startup Repair.
Tùy chọn Startup Repair sẽ bắt đầu tìm kiếm các lỗi và sự cố trên máy tính và giải quyết càng nhiều lỗi càng tốt. Khi quá trình hoàn tất, hãy tắt máy tính và khởi động lại để xem sự cố có tiếp tục hay không.
Khôi phục cài đặt gốc
Factory Reset, như tên gọi sẽ xóa hoàn toàn bản sao Windows trên máy tính. Sau đó sẽ cài đặt một bản sao mới của hệ điều hành để giống như lúc bạn mới mua. Đây là một công cụ tiện dụng của Microsoft có thể giải cứu hệ thống khỏi tất cả các sự cố Windows.
Hơn nữa, Factory Reset đi kèm với hai chế độ đặt lại khác nhau gồm Keep my files hoặc Remove everything. Trong đó với tùy chọn Keep my files, Windows sẽ xóa mọi ứng dụng và bản cập nhật bổ sung mà bạn đã cài đặt, nhưng sẽ giữ nguyên tài liệu cá nhân. Mặt khác, tùy chọn Remove everything sẽ xóa mọi thứ trên máy tính và cài đặt lại Windows từ đầu.
Để bắt đầu, hãy khởi động lại máy tính bằng USB có khả năng khởi động và chọn tùy chọn định dạng máy tính muốn sử dụng. Làm theo các hướng dẫn và bạn sẽ trở lại với Windows 10 mới ngay lập tức.
Bị mắc kẹt với màn hình “Getting Windows Ready” chắc chắn là một vấn đề rất phiền phức, đặc biệt là khi bạn không thể truy cập vào Windows như bình thường để kiểm tra hoặc xử lý như các lỗi khác. Vì vậy, hi vọng rằng một trong những cách trên có thể giúp bạn sửa lỗi hệ thống của mình nhanh chóng.