Main H110 là gì? Main H110 hỗ trợ những CPU nào? Đó là một trong những câu hỏi mà rất nhiều người dùng phổ thông khi muốn xây dựng một case máy tính mới quan tâm. Vậy các bạn hãy cùng Blogkienthuc.edu.vn đi tìm câu trả lời về main H110 qua bài viết dưới đây nhé.
Hiện nay trên thị trường cũng có rất nhiều loại main đến từ nhiều nhà sản xuất khác nhau, trong đó mỗi loại main sẽ có những đặc điểm riêng. Trong đó main H110 đã và đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dùng. Vậy main H110 là gì? Main H110 hỗ trợ CPU nào? Main H10 tại sao vẫn được nhiều người dùng quan tâm ở thời điểm này? Chúng ta hãy cùng đi tìm câu trả lời nhé.
Bạn đang đọc: Main H110 hỗ trợ CPU nào? Những lưu ý khi chọn main H110 vào thời điểm hiện tại?
Main H110 là gì?
Main H110 là một bo mạch chủ (motherboard) được phát triển bởi Intel và được xây dựng dựa trên chipset H110 ra mắt vào năm 2015. Đây là một bo mạch chủ dành cho vi xử lý sử dụng kiến trúc Skylake với socket LGA 1151.
Thuộc phân khúc tầm trung giá rẻ nên main H110 là lựa chọn lý tưởng cho người dùng phổ thông khi muốn xây dựng một hệ thống máy tính có giá phù hợp, kết nối đa năng, dễ dàng nâng cấp và tương thích đa thiết bị.
Các thông số kỹ thuật cơ bản
Dưới đây là một số thông số kỹ thuật cơ bản của Main H110
- CPU: Mainboard H110 sử dụng socket LGA 1151 với khả năng tương thích CPU Intel Core i7/Core i5/Core i3 thế hệ thứ 6/thứ 7 và Intel Pentium/Celeron.
- Chipset: Mainboard H110 sử dụng chipset Intel H110. Chipset này cung cấp tương đối đầy đủ các tính năng và cổng giao tiếp cơ bản.
- Khe cắm RAM: Mainboard H110 thường có 2 khe cắm RAM, DDR4 2400/2133MHz, hỗ trợ tối đa 32GB RAM.
- Khe mở rộng: Mainboard H110 thường có các khe mở rộng PCIe 3.0/2.0 x16 và 2 PCIe 2.0 x1 thông thường để kết nối với các loại card mở rộng khi người dùng có nhu cầu như card đồ họa, card mạng, card âm thanh và các thiết bị ngoại vi khác.
- Kết nối lưu trữ: Main H110 được trang bị các cổng SATA 6Gb/s để kết nối với ổ cứng HDD và ổ SSD.
- Kết nối mạng: Main H110 sử dụng kết nối mạng Gigabit Ethernet (10/100/1000Mbps).
- Kết nối âm thanh: Main H110 hỗ trợ âm thanh 2/4/5.1 hoặc 7.1 kênh. Có cổng âm thanh 3.5mm để kết nối loa và micro.
- USB: Main H110 có các cổng USB 2.0 và USB 3.1 Gen1 để kết nối các thiết bị ngoại vi sử dụng chuẩn kết nối USB như chuột, bàn phím, ổ cứng gắn ngoài.
- Kích thước: Mainboard H110 sử dụng kích thước chuẩn ATX hoặc Micro-ATX, tùy vào model cụ thể.
Lưu ý: Trên đây chỉ là các thông số kỹ thuật cơ bản của main H110 và các thông số này có thể thay đổi tùy thuộc vào từng nhà sản xuất và model cụ thể của loại mainboard H110. Để biết chính xác các thông số kỹ thuật của một model mainboard H110, bạn nên kiểm tra tài liệu hướng dẫn đi kèm hoặc tìm kiếm thông tin trên trang web chính thức của nhà sản xuất.
Main H110 hỗ trợ CPU nào?
Main H110 sẽ hỗ trợ các CPU có socket 1151. Vì thế, số lượng CPU mà main H110 hỗ trợ khá là đa dạng, bao gồm các model từ Intel Celeron, Pentium, Core i3, Core i5 và Core i7. Chi tiết cụ thể main H110 hỗ trợ CPU như nào như sau:
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách lấy mã QR Facebook đơn giản trên điện thoại và cách quét mã QR Facebook
Bộ xử lý Intel Core i7 thế hệ thứ 7
- Intel Core i7-7700: 4 lõi, tốc độ cơ bản 3.6GHz, tăng tốc tối đa 4.2GHz, bộ nhớ đệm 8MB.
- Intel Core i7-7700K: 4 lõi, tốc độ cơ bản 4.2GHz, tăng tốc tối đa 4.5GHz, bộ nhớ đệm 8MB.
- Intel Core i7-7700T: 4 lõi, tốc độ cơ bản 2.9GHz, tăng tốc tối đa 3.80GHz, bộ nhớ đệm 8MB.
Bộ xử lý Intel Core i7 thế hệ thứ 6
- Intel Core i7-6700K: 4 lõi, tốc độ cơ bản 4.0GHz, tăng tốc tối đa 4.20GHz, bộ nhớ đệm 8MB.
- Intel Core i7-6700T: 4 lõi, tốc độ cơ bản 2.8GHz, tăng tốc tối đa 3.60GHz, bộ nhớ đệm 8MB.
- Intel Core i7-6700TE: 4 lõi, tốc độ cơ bản 2.4GHz, tăng tốc tối đa 3.40GHz, bộ nhớ đệm 8MB.
- Intel Core i7-6700: 4 lõi, tốc độ cơ bản 3.4GHz, tăng tốc tối đa 4.0GHz, bộ nhớ đệm 8MB.
Bộ xử lý Intel Core i5 thế hệ thứ 7
- Intel Core i5-7600K: 4 lõi, tốc độ cơ bản 3.80GHz, tăng tốc tối đa 4.20GHz, bộ nhớ đệm 6MB.
- Intel Core i5-7600T: 4 lõi, tốc độ cơ bản 2.8GHz, tăng tốc tối đa 3.70GHz, bộ nhớ đệm 6MB.
- Intel Core i5-7600: 4 lõi, tốc độ cơ bản 3.5GHz, tăng tốc tối đa 4.10GHz, bộ nhớ đệm 6MB.
- Intel Core i5-7500: 4 lõi, tốc độ cơ bản 3.4GHz, tăng tốc tối đa 3.80GHz, bộ nhớ đệm 6MB.
- Intel Core i5-7500T: 4 lõi, tốc độ cơ bản 2.7GHz, tăng tốc tối đa 3.70GHz, bộ nhớ đệm 6MB.
- Intel Core i5-7400T: 4 lõi, tốc độ cơ bản 2.4GHz, tăng tốc tối đa 3.00GHz, bộ nhớ đệm 6MB.
- Intel Core i5-7400: 4 lõi, tốc độ cơ bản 3.0GHz, tăng tốc tối đa 3.50GHz, bộ nhớ đệm 6MB.
Bộ xử lý Intel Core i5 thế hệ thứ 6
- Intel Core i5-6600: 4 lõi, tốc độ cơ bản 3.3GHz, tăng tốc tối đa 3.90GHz, bộ nhớ đệm 6MB.
- Intel Core i5-6600K: 4 lõi, tốc độ cơ bản 3.5GHz, tăng tốc tối đa 3.90GHz, bộ nhớ đệm 6MB.
- Intel Core i5-6600T: 4 lõi, tốc độ cơ bản 2.7GHz, tăng tốc tối đa 3.50GHz, bộ nhớ đệm 6MB.
- Intel Core i5-6500: 4 lõi, tốc độ cơ bản 3.2GHz, tăng tốc tối đa 3.60GHz, bộ nhớ đệm 6MB.
- Intel Core i5-6500T: 4 lõi, tốc độ cơ bản 2.5GHz, tăng tốc tối đa 3.10GHz, bộ nhớ đệm 6MB.
- Intel Core i5-6500TE: 4 lõi, tốc độ cơ bản 2.3GHz, tăng tốc tối đa 3.30GHz, bộ nhớ đệm 6MB.
- Intel Core i5-6402P: 4 lõi, tốc độ cơ bản 2.8GHz, tăng tốc tối đa 3.40GHz, bộ nhớ đệm 6MB.
- Intel Core i5-6400: 4 lõi, tốc độ cơ bản 2.7GHz, tăng tốc tối đa 3.30GHz, bộ nhớ đệm 6MB.
- Intel Core i5-6400T: 4 lõi, tốc độ cơ bản 2.2GHz, tăng tốc tối đa 2.80GHz, bộ nhớ đệm 6MB.
Bộ xử lý Intel Core i3 thế hệ thứ 7
- Intel Core i3-7350K: 2 lõi, tốc độ 4.2GHz, bộ nhớ đệm 4MB
- Intel Core i3-7320: 2 lõi, tốc độ 4.10GHz, bộ nhớ đệm 4MB
- Intel Core i3-7300: 2 lõi, tốc độ 4.00GHz, bộ nhớ đệm 4MB
- Intel Core i3-7300T: 2 lõi, tốc độ 3.50GHz, bộ nhớ đệm 4MB
- Intel Core i3-7101TE: 2 lõi, tốc độ 3.40GHz, bộ nhớ đệm 3MB
- Intel Core i3-7100T: 2 lõi, tốc độ 3.40GHz, bộ nhớ đệm 3MB
- Intel Core i3-7100: 2 lõi, tốc độ 3.90GHz, bộ nhớ đệm 3MB
Bộ xử lý Intel Core i3 thế hệ thứ 6
- Intel Core i3-6300: 2 lõi, tốc độ 3.80GHz, bộ nhớ đệm 4MB
- Intel Core i3-6300T: 2 lõi, tốc độ 3.30GHz, bộ nhớ đệm 4MB
- Intel Core i3-6320: 2 lõi, tốc độ 3.90GHz, bộ nhớ đệm 4MB
- Intel Core i3-6100: 2 lõi, tốc độ 3.70GHz, bộ nhớ đệm 3MB
- Intel Core i3-6100T: 2 lõi, tốc độ 3.20GHz, bộ nhớ đệm 3MB
- Intel Core i3-6100TE: 2 lõi, tốc độ 2.70GHz, bộ nhớ đệm 4MB
Bộ xử lý Intel Pentium
- Intel Pentium G4560T: 2 lõi, tốc độ 2.90GHz, bộ nhớ đệm 3MB
- Intel Pentium G4560: 2 lõi, tốc độ 3.50GHz, bộ nhớ đệm 3MB
- Intel Pentium G4520: 2 lõi, tốc độ 3.60GHz, bộ nhớ đệm 3MB
- Intel Pentium G4500T: 2 lõi, tốc độ 3.00GHz, bộ nhớ đệm 3MB
- Intel Pentium® G4500: 2 lõi, tốc độ 3.50GHz, bộ nhớ đệm 3MB
- Intel Pentium G4400TE: 2 lõi, tốc độ 2.40GHz, bộ nhớ đệm 3MB
- Intel Pentium G4400T: 2 lõi, tốc độ 2.90GHz, bộ nhớ đệm 3MB
- Intel Pentium G4400: 2 lõi, tốc độ 3.30GHz, bộ nhớ đệm 3MB
Bộ xử lý Intel Celeron G
- Intel Celeron G3950: 2 lõi, tốc độ 3.00GHz, bộ nhớ đệm 2MB
- Intel Celeron G3930TE: 2 lõi, tốc độ 2.70GHz, bộ nhớ đệm 2MB
- Intel Celeron G3930T: 2 lõi, tốc độ 2.70GHz, bộ nhớ đệm 2MB
- Intel Celeron G3930E: 2 lõi, tốc độ 2.90GHz, bộ nhớ đệm 2MB
- Intel Celeron G3930: 2 lõi, tốc độ 2.90GHz, bộ nhớ đệm 2MB
- Intel Celeron G3920: 2 lõi, tốc độ 2.90GHz, bộ nhớ đệm 2MB
- Intel Celeron G3900T: 2 lõi, tốc độ 2.60GHz, bộ nhớ đệm 2MB
- Intel Celeron G3900: 2 lõi, tốc độ 2.80GHz, bộ nhớ đệm 2MB
Main H110 tại sao vẫn được nhiều người dùng quan tâm?
Mặc dù Main H110 đã ra mắt cách đây từ khá lâu. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại Mainboard H110 vẫn nhận được nhiều sự quan tâm của người dùng với những lý do chính sau:
- Mức giá phù hợp: Một trong những lý do chính đầu tiên khiến cho Main H110 trở nên hấp dẫn dành cho người dùng đó là mức giá bán khá phù hợp, trong khi vẫn mang lại nhiều tính năng có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng phổ biến của các máy tính văn phòng và cho nhu cầu sử dụng phổ thông của đa số người dùng, đặc biệt là học sinh sinh viên muốn xây dựng một case máy tính cho nhu cầu học tập cơ bản hàng ngày.
- Hỗ trợ đa vi xử lý: Nhờ khả năng hỗ trợ đa vi xử lý với các CPU socket 1151 mà Main H110 mang tới sự linh hoạt cho người dùng khi lựa chọn CPU cho nhu cầu sử dụng. Như đã nói ở trên, mainboard H110 hỗ trợ các vi xử lý Intel dòng Skylake và Kaby Lake.
- Độ ổn định: Mặc dù không có các tính năng cao cấp như trên các main đắt tiền nhưng Main H110 lại hoạt động rất ổn định và duy trì độ ổn định lâu dài. Đây là một trong những lý do khiến cho mọi người tin dùng mainboard này.
- Khả năng tương thích và nâng cấp: Nhờ khả năng hỗ trợ đa thiết bị mà main H110 có khả năng tương thích với nhiều linh kiện phần cứng khác nhau. Điều này đặc biệt quan trọng vì sau một thời gian sử dụng, nếu người dùng có nhu cầu nâng cấp phần cứng thì thì không cần phải thay mainboard, giúp tiết kiệm chi phí.
- Nhiều sự lựa chọn: Chính vì khả năng hỗ trợ đa phần cứng mà có rất nhiều nhà sản xuất mainboard nổi tiếng như: Asus, MSI, Gigabyte… đã tung ra rất nhiều model bo mạch chủ khác nhau cùng sử dụng chipset H110 với những tính năng riêng. Nhờ đó người dùng sẽ có nhiều lựa chọn hơn cho nhu cầu của mình.
Lưu ý khi mua mainboard H110 tại thời điểm này
Tính đến thời điểm hiện nay chipset Intel H110 đã được ra mắt từ khá lâu và không còn được sản xuất. Mặc dù vậy với rất nhiều ưu điểm, giá thành hợp lý mà main H110 vẫn được nhiều người dùng lựa chọn, nhưng ở thời điểm này người dùng chỉ có thể tìm mua các dòng mainboard H110 đã qua sử dụng hoặc hàng tồn kho khi cần. Đương nhiên khi mua main H110 đã qua sử dụng hoặc hàng tồn kho từ khá lâu sẽ có những rủi ro mà người dùng cần lưu ý trước khi quyết định lựa chọn:
- Không bảo hành và hỗ trợ: Nếu mua main H110 cũ người dùng sẽ phải chấp nhận không còn được bảo hành và hỗ trợ từ nhà sản xuất cả phần cứng lẫn phần mềm (các driver có liên quan). Chủ yếu là bảo hành từ cửa hàng có thể 1 đến 3 tháng tùy trường hợp.
- Tuổi thọ: Việc lựa chọn main H110 cũ cũng sẽ dẫn tới việc phát sinh nhiều lỗi do các linh kiện trên main đã quá cũ, do đó có thể dẫn đến khả năng hoạt động thiếu ổn định và làm giảm độ tin cậy của hệ thống.
>>>>>Xem thêm: 4 thiết lập đơn giản giúp bạn nhanh chóng làm quen với Galaxy Note FE
- Chỉ sử dụng được phần cứng cũ: Mặc dù hỗ trợ đa thiết bị nhưng đến nay nếu bạn muốn nâng cấp các phần cứng khác thì không chỉ main H110 cũ, người dùng cũng chỉ có thể chọn các linh kiện phần cứng cũ như CPU, RAM… dẫn tới rủi ro sẽ cao hơn.
- Hạn chế tính năng và hiệu năng: Main H110 ra mắt từ năm 2015 nên những tính năng và hiệu năng ở thời điểm này cũng đã lỗi thời. Vì vậy người dùng sẽ không thể tận dụng được những tính năng và công nghệ mới nhất mà các mainboard đời mới hơn cung cấp.
Tạm kết
Trên đây các bạn vừa cùng Blogkienthuc.edu.vn tìm hiểu những thông tin quan trọng về main H110. Trong đó đã giúp người dùng hiểu được main H110 là gì? Main H110 hỗ trợ CPU nào? Tại sao main H110 vẫn nhận được sự quan tâm và những lưu ý khi lựa chọn main H110 ở thời điểm này? Nếu bạn có ý định mua main H110, hãy đảm bảo rằng bạn đã tìm hiểu kỹ các thông tin có liên quan, đặc biệt là khả năng tương thích với các phần cứng khác ở thời điểm hiện tại khi xây dựng một hệ thống máy tính mới.
Xem thêm
- Bot là gì? Những lợi ích mà bot mang đến cho doanh nghiệp hiện nay
- Singleton là gì? Giới thiệu những đặc điểm chính của Singleton và cách ứng dụng chuẩn xác
Hãy nâng cấp hệ thống máy tính của bạn ngay hôm nay với một bo mạch chủ đời mới, chính hãng từ Blogkienthuc.edu.vn! Tại Blogkienthuc.edu.vn, bạn sẽ tìm thấy một loạt các mainboard đáng tin cậy từ các nhà sản xuất hàng đầu. Đảm bảo chất lượng và hiệu suất tối ưu:
- Mainboard