Chế độ nấu ăn trên bếp từ rất đa dạng. Nếu bạn chưa biết cách nấu lẩu, chiên, xào, nấu soup… bằng bếp từ thì đừng bỏ qua nội dung bài viết dưới đây nhé.
Bếp từ là vật dụng rất quen thuộc với các hộ gia đình. Ngoài chế độ nấu ăn thông thường, bếp từ còn có chế độ nấu lẩu, nấu nước, nấu soup… riêng biệt. Nếu bạn chưa biết cách sử dụng các chế độ này như thế nào hãy tham khảo ngay nội dung bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Mách bạn 6 chế độ nấu ăn trên bếp từ siêu tiện lợi
Top 6 chế độ nấu ăn trên bếp từ không thể bỏ qua
1. Chế độ nấu lẩu trên bếp từ
Nấu lẩu và chế độ nấu ăn trên bếp từ rất phổ biến. Tất cả các dòng bếp từ đều có chế độ nấu lẩu riêng. Bạn chỉ cần cho nước lẩu và nguyên liệu vào nồi chuyên dụng dành cho bếp từ, sau đó bật bếp. Nồi dùng cho bếp từ bắt buộc phải có đáy từ trường mới có thể dùng được. Sau đó, bạn ấn nút “Hot pot” (lẩu) ở bảng điều khiển cảm ứng. Khi bật chế độ nấu lẩu, bếp từ sẽ tự động điều chỉnh nhiệt độ thích hợp để nước lẩu sôi và làm chín thức ăn. Ngoài ra sau một khoảng thời gian đun nóng, nồi sẽ tự động hạ nhiệt và một lát sau mới bật lại để giữ cho lẩu luôn được nóng mà không bị đun sôi liên tục đến quá lửa. Trong quá trình ăn nếu bạn muốn tăng, hoặc giảm nhiệt độ thì chỉ cần bấm nút (+) hoặc (-).
2. Chế độ nấu nướng chiên xào thông thường
Bạn muốn rán trứng, xào rau hãy đặt chảo lên bếp và bật chế độ “Fly” (chiên xào) trên bảng điều khiển. Chế độ nhiệt của bếp từ sẽ được điều chỉnh phù hợp để chiên, rán nhanh. Nếu bạn muốn tăng hoặc giảm nhiệt độ cũng bấm nút cộng (+) hoặc trừ (-). Đây là một trong các chế độ nấu ăn trên bếp từ được sử dụng liên tục hàng ngày.
3. Nấu nước
Chế độ nấu nước trên bếp từ thường sử dụng công suất cao nhất. Khi bạn chọn chế độ nấu nước, nhiệt độ bếp từ sẽ điều chỉnh đến mức cao nhất. Chẳng hạn công suất của bếp từ là 2000W thì khi bật chế độ nấu nước, nhiệt độ sẽ tăng đến 2000W. Thời gian nấu cũng mặc định trong khoảng 30 phút. Tuy nhiên, tùy thuộc vào lượng nước nhiều hay ít mà bạn thời gian nấu nước nhanh hay chậm. Bạn cũng cần lưu ý là bếp từ có khả năng đun sôi nước cực kì nhanh, một nồi đầy nước có thể chỉ mất khoảng 3-5 phút là đã sôi.
4. Chế độ hầm hoặc hấp
Tìm hiểu thêm: Khắc phục lỗi máy in tự in thêm 1 trang nhanh chóng, đơn giản nhất
Chế độ hầm/ hấp (Steam/Stew) trên bếp từ giúp điều chỉnh công suất, nhiệt độ phù hợp để hầm hoặc hấp thức ăn. Bạn hãy chuẩn bị sẵn các nguyên liệu, cho vào nồi hấp, rồi nhấn phím trên bảng điều khiển. Bạn cũng có thể tự điều chỉnh nhiệt độ cao, thấp theo ý muốn. Tuy nhiên khi hầm hoặc hấp không nên điều chỉnh nhiệt độ quá cao so với mức mặc định của bếp để đảm bảo an toàn.
5. Nấu súp hoặc canh
Đây là chế độ nấu ăn trên bếp từ được rất nhiều người ưa chuộng. Bạn hãy chuẩn bị nguyên liệu sau đó bật nút “Soup”, bếp sẽ tự động nấu canh hoặc súp cho bạn thưởng thức.
6. Nấu cháo
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn tạo tài khoản WeChat đơn giản và dễ dàng nhất 2024 chỉ với vài bước
Khi bật chức năng nấu cháo, bếp từ sẽ điều chỉnh nhiệt độ phù hợp giúp tiết kiệm điện và đảm bảo an toàn cho người dùng. Sau khi bạn nhấn nút trên phím điều khiển, đèn tín hiệu sẽ sáng báo hiệu bếp đang hoạt động ở chế độ nấu cháo. Muốn nấu nhanh hay chậm bạn hãy điều chỉnh bằng phím (+) hoặc (-).
Lưu ý không thể bỏ qua khi nấu ăn bằng bếp từ
Khi sử dụng các chế độ nấu ăn trên bếp từ, người dùng hãy chú ý:
- Mỗi loại bếp từ sẽ có mức công suất khác nhau nên người dùng cần phải lựa chọn nguồn điện đúng để đảm bảo an toàn. Chẳng hạn bếp từ đơn thường có công suất dưới 1000W, bếp từ đôi công suất khoảng 1200 – 1800W, bếp âm là 2000W. Bạn cần chọn nguồn điện ổn định, sử dụng phích cắm riêng hoặc thiết bị ổn định điện áp tránh tăng hoặc hạ nguồn điện đột ngột làm nhanh hỏng bếp.
- Người dùng cần chọn đúng loại nồi nấu bếp từ phù hợp. Bếp từ chỉ nhận các loại nồi hợp kim gang, thép, sắt có vật liệu từ tính. Nếu muốn sử dụng các loại nồi sứ, nồi inox cần mua thêm miếng hợp kim lót bên dưới.
- Trong khi nấu nướng không nên sử dụng nguồn nhiệt quá cao trong thời gian dài vì có thể dẫn đến hỏng bếp.
- Khi nấu nướng bếp có dấu hiệu tự động tắt, không làm nóng nồi, mặt bếp sinh nhiệt quá cao, báo lỗi… nên mang thiết bị đi bảo hành.
- Sau khi nấu nướng, người dùng không nên rút ngay phích cắm điện nguồn của bếp từ. Hành động này làm cản trở quá trình làm mát của bếp. Bạn nên để khoảng 15 – 20 phút rồi mới rút dây nguồn để quạt làm mát hoạt động, giúp giữ tuổi thọ của bếp được lâu bền hơn.
- Vệ sinh bếp từ, lau sạch các vụn thức ăn, dầu mỡ bám trên bếp ngay sau khi sử dụng.
Chế độ nấu ăn trên bếp từ giúp việc vào bếp của bạn trở nên dễ dàng. Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích để sử dụng bếp từ hiệu quả nhất.
Xem thêm:
Bếp từ Xiaomi có kén nồi không? Những lưu ý khi chọn bếp từ Xiaomi
So sánh bếp từ và bếp hồng ngoại nên mua loại nào tiết kiệm điện hơn?
Tìm hiểu cấu tạo bếp từ và nguyên lý hoạt động
Cách vệ sinh bếp từ sạch bong kin kít chỉ trong vài phút
Tìm hiểu kích thước các loại bếp từ và cách chọn mua phù hợp
Review Bếp đôi hồng ngoại điện từ Kangaroo KG499N