Mạng xã hội là một phần quan trọng trong cuộc sống của nhiều người, nhưng việc chia sẻ quá nhiều trên mạng gây ra những hậu quả đáng kể.
Từ việc chia sẻ hình ảnh kỷ niệm sinh nhật của bạn, các chuyến đi, các địa điểm hay đến… trên các trang mạng xã hội đến việc đăng mọi điều đã xảy ra trong năm đó, bạn có thể chia sẻ quá mức trên mạng xã hội mà không hề nhận ra.
Bạn đang đọc: Làm thế nào để ngừng chia sẻ quá mức trên mạng xã hội
Mặc dù không có gì sai khi chia sẻ những niềm vui hay thành tựu lớn với bạn bè của mình, nhưng quá nhiều thông tin có thể thu hút sự chú ý không mong muốn. Hơn nữa, có điều gì đó để nói về một cuộc sống riêng tư là một cuộc sống hạnh phúc.
Vậy, chia sẻ quá mức trên mạng xã hội là gì và tại sao nhiều người lại làm điều đó? Quan trọng nhất, làm thế nào bạn có thể ngăn chặn vấn đề này có thể hủy hoại cuộc sống của bạn? Hãy cùng tìm hiểu.
Tại sao chia sẻ quá mức trực tuyến có thể gây hại
Nếu bạn chia sẻ một hình ảnh, một video, suy nghĩ hoặc ý kiến sau vài giờ một lần, rất có thể bạn không thực sự quan tâm nhiều đến nội dung của bài đăng đó. Tuy nhiên, điều đó có thể dẫn đến kết quả không tốt về lâu dài.
Hãy hiểu điều đó theo cách này. Mọi thứ bạn chia sẻ trực tuyến sẽ ở đó mãi mãi, ngay cả khi bạn đã xóa đi thì ai đó chắc chắn đã nhìn thấy, họ có thể chụp ảnh màn hình hoặc đơn giản là nói điều đó với người khác.
Những điều này có thể dẫn đến hành vi phán xét cá nhân sai trái, nếu bạn đang có ý định đi xin việc thì các nhà tuyển dụng có thể sử dụng những thông tin này gây bất lợi, hoặc bất kỳ ai đó có thể khai thác và lợi dụng thông tin bạn chia sẻ cho các mục đích không tốt.
Nguyên nhân mọi người chia sẻ quá đà trên mạng xã hội
Có một số lý do tại sao mọi người chia sẻ quá mức trực tuyến, nhưng lý do chính là những người tạo ra các nền tảng truyền thông xã hội muốn chúng ta làm như vậy. Bạn dành thời gian trực tuyến càng lâu, họ càng kiếm được nhiều tiền và càng có nhiều người dùng tích cực, thì các quảng cáo chạy trên các nền tảng này càng mang lại lợi ích cho họ.
Mỗi năm, các nhà cung cấp ứng dụng đều bổ sung thêm nhiều tính năng hơn vào các nền tảng xã hội, điều này khiến chúng trở nên thú vị khi điều hướng và sử dụng đơn giản hơn, chúng khuyến khích người dùng chia sẻ mọi thứ. Điều đó bao gồm vị trí, hình ảnh, video…
Một lý do khác có thể là sức khỏe tinh thần. Nếu bạn đang trong lúc tâm trạng không tốt, có thể vô tình chia sẻ những thứ mà bình thường sẽ không chia sẻ. Bạn có thể đang cảm thấy tức giận, nhiệt tình, đau đớn, hạnh phúc tràn trề hoặc chỉ đang tìm kiếm sự chú ý. Và bạn có thể quyết định hành động ngay lúc này mà không cần suy nghĩ nhiều về những gì đang chia sẻ.
Sự bất an cũng có thể đóng một vai trò nào đó. Hãy nhớ rằng một đứa trẻ mới đi học sẽ tiếp tục làm hết việc này đến việc khác để tìm kiếm sự chú ý? Liệu có phải bạn cũng đang làm điều đó trên mạng xã hội?. Nếu suy nghĩ quá nhiều về mọi thứ, bạn có thể chọn chia sẻ những thứ khiến bạn trông đẹp hơn trong mắt người khác. Khi điều đó không hiệu quả, bạn thậm chí chia sẻ nhiều hơn nữa để nhận được sự chú ý …
Làm thế nào để biết khi chia sẻ của mình là chia sẻ quá mức
Một số dấu hiệu có thể chỉ ra rằng bạn đã chia sẻ quá mức và dưới đây là những điều phổ biến nhất cần lưu ý.
- Bạn đăng ảnh hoặc video mỗi giờ một lần mà không cần phân tích chúng.
- Bạn chia sẻ những khoảnh khắc thân mật của mình với những người thân yêu, mặc dù việc dành thời gian cho những khoảnh khắc đó là đặc biệt quan trọng hơn là cặm cụi vào việc chụp hình, đăng tải và xem người khác bình luận thế nào.
- Bạn coi mạng xã hội như nhật ký trực tuyến của mình và chia sẻ mọi khoảnh khắc trong ngày.
- Bạn đặt đồ ăn hoặc mua sắm chỉ để đăng ảnh lên mạng.
- Tâm trạng và cảm giác về giá trị bản thân của bạn đã bắt đầu dựa vào số lượt thích và bình luận.
Cách để tránh việc chia sẻ quá mức trên mạng xã hội?
Dưới đây là một số biện pháp mà bạn có thể thực hiện để ngừng chia sẻ quá mức trên mạng xã hội.
Tránh đăng bài khi tức giận
Từ xưa đến nay chúng ta đều biết rằng một người nếu khi tức giận quá mức thì họ thường nói ra những lời mà sau đó khi nghĩ lại họ có thể sẽ thấy hối hận.
Tìm hiểu thêm: Tổng hơp 6 cách quét mã QR trên máy tính dễ thực hiện, mới nhất 2023
Khi tức giận và đăng bài trực tuyến, bạn có thể phải đối mặt với những hậu quả đáng kể. Một dòng cảm xúc gây hấn hoặc xúc phạm có thể khiến bạn bị sa thải và tệ hơn là có thể bắt đầu mất đi những người bạn ngoài đời thực nếu bạn thường xuyên đăng nội dung không phù hợp chỉ vì bạn thấy không hài lòng.
Chọn nội dung đăng tải cẩn thận
Cho dù bạn đăng một lần một tháng hay hàng ngày, hãy xem xét kỹ nội dung trước khi chia sẻ nó với mọi người. Đảm bảo nền của ảnh và video không tiết lộ bất kỳ thông tin cá nhân nào.
Bạn cũng cần lưu ý không bao giờ chia sẻ thói quen của mình hoặc những nơi bạn đến thăm thường xuyên vào những dịp cụ thể. Hơn nữa, không bao giờ nên chia sẻ vị trí hiện tại của mình hoặc đăng ký khi bạn vẫn ở đó.
Khi đăng ảnh con của bạn hoặc của người khác, hãy đảm bảo rằng mọi người không thể nhận được thông tin mà bạn có thể không muốn họ biết. Nếu trong ảnh đăng có logo của trường học, công ty mà họ đến hoặc tên công viên nơi họ chơi vào mỗi cuối tuần, những người khác có ý đồ xấu có thể lợi dụng những thông tin này.
Nghĩ trước về tương lai
Hãy tự hỏi bản thân khi bạn đăng bài đó liệu có thể ảnh hưởng đến bạn hoặc người trong hình, video trong tương lai theo bất kỳ cách nào không? Đây là một trong những cách dễ nhất để xác định xem bạn có nên chia sẻ ảnh hoặc video này hay không. Nếu câu trả lời là có và hậu quả tiềm ẩn lớn, tốt hơn hết nên hạn chế chia sẻ.
Tách biệt giữa cá nhân và công việc
Điều gì đó mà bạn chỉ có thể chia sẻ với gia đình hoặc bạn bè thân của mình có thể được coi là chia sẻ quá mức khi chia sẻ với đồng nghiệp trong cơ quan hoặc các hội nhóm của bạn. Vì vậy, hãy tạo các nhóm người riêng biệt, tách biệt giữa cá nhân và công việc, hội nhóm. Điều này sẽ cho phép bạn chia sẻ nội dung thích hợp phù hợp với từng người xem.
Tránh chia sẻ mọi thứ
Trước khi bạn cố gắng ghi lại cuộc sống của mình trực tuyến trên Facebook, Instagram, Twitter hoặc bất kỳ nền tảng xã hội nào khác, hãy dành một chút thời gian để suy nghĩ về những gì sẽ chia sẻ.
>>>>>Xem thêm: Những phím tắt buộc phải biết một khi đã dùng Windows
Hãy tự hỏi bản thân, bạn có thực sự muốn điểm nổi bật của cuộc đời mình là chỉ biết than vãn về mọi thứ? Ví dụ bạn cảm thấy tồi tệ như thế nào khi đây là lần thứ ba, thứ tư trong năm bị lãnh đạo kiểm điểm, trừ lương hoặc cảm thấy chán nản với công việc của mình đang làm… Rõ ràng những điều này là không phù hợp, vì vậy không nên đăng nó.
Theo dõi việc sử dụng mạng xã hội
Bạn càng dành ít thời gian trên các nền tảng mạng xã hội thì càng ít cảm thấy khó chịu khi hàng ngày phải suy nghĩ xem mình nên đăng gì để được mọi người để ý. Các ứng dụng như Social Fever có thể giúp bạn theo dõi thời gian mà mình dành cho các trang web này và từ đó giúp bạn có thể tự đưa ra những giới hạn phù hợp hơn.
Các nền tảng mạng xã hội là một cách tốt để thể hiện bản thân, nhưng điều đó không có nghĩa là nó an toàn với bạn và cả những người khác. Vì vậy, điều quan trọng là phải hiểu ranh giới của bạn và biết khi nào nên dừng lại. Phải cân bằng giữa những gì bạn có thể chia sẻ với mọi người để nhận lại những cảm xúc và những gì nên giữ cho riêng mình.
Hy vọng sau khi đọc bài này, các bạn sẽ có đủ thông tin cần thiết để hiểu liệu mình có đang chia sẻ thông tin cá nhân quá mức trên các mạng xã hội hay không.