Làm mát điện thoại – Giải quyết vấn đề điện thoại quá nhiệt đơn giản và hiệu quả

Làm mát điện thoại – Giải quyết vấn đề điện thoại quá nhiệt đơn giản và hiệu quả

Làm mát điện thoại sẽ khắc phục tình trạng điện thoại quá nóng không rõ nguyên nhân và không biết phải làm thế nào? Giải pháp này sẽ giúp tăng tuổi thọ sử dụng điện thoại hiệu quả nhất. Cùng Blogkienthuc.edu.vn tìm hiểu chi tiết về làm mát điện thoại ở bài viết bên dưới nhé.

Khi sử dụng điện thoại, chắc hẳn ai cũng một lần gặp phải tình trạng điện thoại bị quá nóng. Với việc sử dụng liên tục và chạy các ứng dụng nặng, điện thoại sẽ nóng dần lên, gây ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy và mất an toàn cho người dùng. Vì thế, hãy để những cách làm mát điện thoại đơn giản trong bài viết sau giải quyết vấn đề này nhé.

Bạn đang đọc: Làm mát điện thoại – Giải quyết vấn đề điện thoại quá nhiệt đơn giản và hiệu quả

Tại sao phải làm mát điện thoại? 

Làm mát điện thoại là điều cần thiết và phải thực hiện nếu người dùng gặp phải. Dưới đây là một số lý do mà bạn phải làm mát điện thoại khi phát hiện điện thoại quá nhiệt. 

Làm mát điện thoại – Giải quyết vấn đề điện thoại quá nhiệt đơn giản và hiệu quả

  • Pin của điện thoại sụt nhanh hơn.
  • Hiệu suất điện thoại giảm đi rất nhiều, xuất hiện hiện tượng lag, đơ, treo mà trước khi đây không gặp.
  • Điện thoại có thể tắt đột ngột (và đôi khi không thể bật lại).
  • Trường hợp xấu nhất, CPU điện thoại có thể hỏng nếu nhiệt độ đủ cao.

Nguyên nhân điện thoại quá nhiệt

Có một số nguyên nhân có thể khiến điện thoại của bạn quá nóng. Để điện thoại dưới ánh nắng trực tiếp hoặc không gian ấm áp khó chịu, chẳng hạn như ô tô, là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến nhiệt độ bên trong điện thoại tăng cao.  

Làm mát điện thoại – Giải quyết vấn đề điện thoại quá nhiệt đơn giản và hiệu quả

Cách bạn sử dụng điện thoại và tần suất sử dụng điện thoại cũng có thể ảnh hưởng đến nhiệt độ điện thoại. Nếu bạn là người sử dụng điện thoại cả ngày, điều đó có thể khiến pin điện thoại hoạt động quá giờ và khiến điện thoại quá nóng. Điều tương tự cũng xảy ra với việc mở nhiều ứng dụng cùng lúc, có quá nhiều ứng dụng chạy nền có thể làm hao pin và khiến điện thoại có cảm giác quá ấm. 

Một nguyên nhân tiềm năng khác cũng rất quan trọng đó là sạc quá mức, xảy ra khi bạn để điện thoại trên bộ sạc ngay cả khi nó đã đạt 100%.  

Dù lý do khiến điện thoại của bạn quá nóng là gì thì khi phát hiện ra vấn đề cần phải tìm cách làm mát điện thoại ngay. 

Điện thoại nên ở nhiệt độ nào?

Mặc dù điện thoại có CPU giống như máy tính nhưng chúng không có quạt bên trong để giảm nhiệt độ, phần lớn là do điện thoại không thực hiện các tác vụ tốn nhiều công sức như máy tính. Các nhà sản xuất điện thoại thông minh khuyên người dùng nên giữ thiết bị của mình ở nhiệt độ từ 0 đến 35°C khi thiết bị đang sạc, thực hiện tác vụ hoặc ở chế độ chờ.

Làm mát điện thoại – Giải quyết vấn đề điện thoại quá nhiệt đơn giản và hiệu quả

Điện thoại có thể nóng hơn thế nếu bạn chơi trò chơi, phát trực tuyến video hoặc phản chiếu màn hình trong nhiều giờ hoặc đang đồng bộ hóa một lượng lớn dữ liệu lên đám mây, khôi phục từ bản sao lưu hoặc sử dụng đồ họa chuyên sâu hoặc tăng cường- các ứng dụng hoặc tính năng thực tế, cùng nhiều thứ khác.

Thật không may, không có cách nào dễ dàng để kiểm tra nhiệt độ bên trong điện thoại. Trước đây, một số điện thoại hiển thị thông tin này trong menu cài đặt, nhưng hiện tại không còn như vậy nữa. Thay vào đó, bạn có thể tìm thấy ứng dụng của bên thứ ba có thể giúp bạn kiểm tra nhiệt động bên trong điện thoại của mình.

Những cách làm mát điện thoại

1. Làm mát điện thoại bằng cách đặt điện thoại ở nơi thoáng mát 

Phần lớn nguyên nhân khiến điện thoại nóng là do quá trình sử dụng liên tục hoặc sử dụng các tác vụ nặng, ngoài ra còn có môi trường bên ngoài nắng hoặc nóng cũng tác động không nhỏ đến nhiệt độ của điện thoại. 

Làm mát điện thoại – Giải quyết vấn đề điện thoại quá nhiệt đơn giản và hiệu quả

Việc đặt hoặc sử dụng điện thoại dưới ánh nắng trực tiếp, hoặc trong túi vào ngày nắng nóng hoặc gần các nguồn nhiệt như bếp… cũng khiến điện thoại dễ bị nóng lên. Đặc biệt với các mẫu điện thoại có vỏ, thân máy bằng kim loại và màn hình tối màu. Điều này sẽ khiến chúng dễ hấp thụ ánh sáng và sinh nhiệt hơn cao hơn khi đặt dưới ánh mặt trời.

Khi phát hiện điện thoại quá nóng, hãy làm mát điện thoại bằng cách đặt thiết bị vào nơi mát mẻ hoặc nếu bạn có ba lô, túi xách thì hãy cất nó vào đó. Điều này sẽ tránh được ánh nắng mặt trời và sẽ có nhiều không khí xung quanh hơn để giữ cho điện thoại mát hơn.

2. Làm mát điện thoại bằng cách giảm độ sáng màn hình

Nhiều người dùng có thói quen cài đặt độ sáng màn hình điện thoại quá cao. Việc để độ sáng màn hình điện thoại quá cao sẽ khiến điện thoại phải hoạt động nhiều hơn và sinh nhiều nhiệt hơn. Hơn nữa, việc này còn khiến điện thoại mau hết pin và làm mắt người dùng mỏi hơn do quá nhiều ánh sáng xanh từ màn hình phát ra. 

Tìm hiểu thêm: FTP Server là gì? Cách cài đặt như thế nào? Khám phá một dịch vụ kết nối dữ liệu công nghệ số hữu ích

Làm mát điện thoại – Giải quyết vấn đề điện thoại quá nhiệt đơn giản và hiệu quả

Vì vậy, cách làm mát điện thoại tốt nhất trong trường hợp này là giảm mức sáng màn hình xuống còn khoảng 30% – 40%. Ngoài ra, có thể cân nhắc giảm thời gian chờ để màn hình không phải sáng quá lâu. Bạn cũng có thể trang bị thêm miếng chống chói giúp không cần để độ sáng cao khi sử dụng dưới ánh sáng mạnh.

3. Làm mát điện thoại bằng cách xóa ứng dụng chạy ngầm

Quá nhiều những ứng dụng đang chạy ngầm sẽ khiến điện thoại phải hoạt động với công suất cao hơn và điều này cũng sẽ khiến điện thoại nóng lên không cần thiết. Với trường hợp này, bạn có thể kiểm tra ngay để xem những ứng dụng nào đang chạy ngầm điện thoại. 

Làm mát điện thoại – Giải quyết vấn đề điện thoại quá nhiệt đơn giản và hiệu quả

Khi phát hiện ứng dụng chạy ngầm, bạn cần tiến hành tắt chúng đi. Bạn cũng có thể chạy các chương trình chăm sóc thiết bị để có thể phát hiện và tắt các ứng dụng này nhanh hơn. Dù không phải là cách nhanh nhất nhưng cũng là một trong những giải pháp làm mát điện thoại hiệu quả khi cần.

4. Làm mát điện thoại bằng cách sạc điện thoại đúng bộ sạc

Sạc pin là quá trình khiến điện thoại tỏa nhiệt nhiều nhất. Vốn dĩ quá trình sạc pin bình thường đã làm điện thoại tỏa nhiệt. Tuy nhiên, việc dùng sai bộ sạc hoặc cổng, dây sạc bị lỏng, hỏng có thể dẫn đến tình trạng quá nhiệt khi sạc. 

Vì vậy, nếu có thể hãy sử dụng bộ sạc tương thích đã được nhà sản xuất điện thoại khuyên dùng. Ngoài ra, khi phát hiện điện thoại quá nóng lúc sạc pin, bạn nên kiểm tra lại bộ sạc, sửa chữa và thay đổi nếu cần để không phải làm mát điện thoại bất đắc dĩ.

5. Làm mát điện thoại bằng cách tắt Bluetooth/3G/4G/5G/Wi-Fi 

Nếu bạn không sử dụng bất kỳ thiết bị nào được kết nối qua Bluetooth, Wi-Fi hoặc không sử dụng kết nối di động thì hãy tắt nó đi. Vì khi kết nối Bluetooth, Wi-Fi được bật, điện thoại sẽ liên tục thực hiện việc quét để tìm kiếm và kết nối với các thiết bị khác.

Làm mát điện thoại – Giải quyết vấn đề điện thoại quá nhiệt đơn giản và hiệu quả

Việc điện thoại làm việc liên tục trong nền sẽ khiến sản sinh nhiệt lượng đáng kể cho điện thoại. Tương tự với kết nối 3G/4G/5G khi được bật thì điện thoại cũng sẽ hoạt động liên tục. Chưa kể các kết nối Bluetooth/3G/4G/5G/Wi-Fi nếu được bật liên tục cũng sẽ khiến điện thoại nhanh hết pin hơn. Vì vậy làm mát điện thoại bằng cách tắt các kết nối Bluetooth/3G/4G/5G/Wi-Fi khi không cần thiết là điều nên làm. 

6. Làm mát điện thoại bằng cách không sử dụng khi sạc 

Như đã nói ở trên, quá trình sạc sẽ khiến điện thoại phát sinh rất nhiều nhiệt. Vì vậy nếu đang sạc mà bạn lại sử dụng điện thoại, điều này càng khiến cho điện thoại tỏa nhiệt nhiều hơn và nhanh hơn, đôi khi việc điện thoại quá nóng còn có thể gây cháy nổ nguy hiểm cho người dùng. Vì vậy hãy làm mát điện thoại bằng cách cho điện thoại “nghỉ” khi đang sạc hoặc sau một thời gian dài chơi game, phát trực tuyến hay chạy các tác vụ nặng. 

7. Làm mát điện thoại bằng cách cập nhật phần mềm 

Làm mát điện thoại – Giải quyết vấn đề điện thoại quá nhiệt đơn giản và hiệu quả

Nghe có vẻ khó tin, nhưng việc các nhà sản xuất tung ra các phiên bản cập nhật phần mềm cho điện thoại không chỉ giúp sửa lỗi, cải thiện hiệu năng của điện thoại mà còn giải quyết vấn đề các ứng dụng cũ, hoạt động kém hiệu quả gây tiêu hao nhiều năng lượng và phát sinh nhiệt. Vì vậy cập nhật phần mềm thường xuyên giúp các ứng dụng hoạt động ổn định hơn và từ đó góp phần đáng kể vào việc làm mát điện thoại.

8. Làm mát điện thoại bằng cách tắt điện thoại

Nếu điện thoại của bạn quá nóng, đôi khi cách làm mát điện thoại hiệu quả nhất lại là tắt điện thoại. Chỉ cần tắt điện thoại là một trong những cách nhanh nhất để ngăn chặn tất cả các ứng dụng và chương trình tiêu tốn tài nguyên điện thoại của bạn quá mức. Khi tắt, điện thoại của bạn sẽ nhanh chóng hạ nhiệt về nhiệt độ bình thường.

9. Làm mát điện thoại bằng các cách khác

Bên cạnh những cách làm mát điện thoại ở trên, vẫn còn một số cách làm mát điện thoại khác mà bạn có thể xem xét và áp dụng ngay khi cần. 

  • Tháo điện thoại ra khỏi vỏ: Ốp lưng là giải pháp hàng đầu giúp bảo vệ điện thoại của bạn khỏi bị rơi và hư hỏng khác nhưng chúng cũng có thể khiến điện thoại nóng lên. Vậy hãy tháo ngay điện thoại ra khỏi vỏ khi cần làm mát điện thoại nhé.
  • Sử dụng chế độ máy bay: Nếu điện thoại của bạn có tín hiệu yếu hoặc thậm chí không có tín hiệu, việc cố gắng tìm tín hiệu sẽ khó khăn hơn. Bật chế độ trên máy bay có thể khiến bạn không có kết nối nhưng nó cũng sẽ giúp điện thoại mát hơn do không phải làm việc nhiều.
  • Giữ tất cả các thiết bị điện tử của bạn cách xa nhau: Ngồi vào bàn làm việc và xếp chồng máy tính xách tay, máy tính bảng và điện thoại lại với nhau sẽ khiến nhiệt sinh ra giữa chúng. Có, bạn có thể để chúng trên bàn làm việc nhưng đừng để chúng cạnh nhau.

10. Sử dụng các ứng dụng làm mát điện thoại

Đôi khi, bạn sẽ không biết được đâu là nguyên nhân gây nóng điện thoại của mình. Lúc này việc sử dụng một ứng dụng làm mát điện thoại để có thể tự động phát hiện vấn đề và can thiệp sâu hơn vào hoạt động của điện thoại là một phương án thông minh. Sau đây mà một số ứng dụng quen thuộc bạn có thể sử dụng. Dưới đây là một số ứng dụng làm mát điện thoại đáng chú ý.

  • CPU Master – Battery Monitor: Tương thích với hệ điều hành Android, CPU Master sẽ giám sát tất cả các số liệu về tần suất, mức sử dụng CPU, nhiệt độ CPU và nhiệt độ pin. Phần mềm sẽ cảnh báo khi điện thoại của bạn trở nên quá nóng và tiến hành can thiệp kịp thời. Ngoài ra, đây còn là một ứng dụng rất nhẹ và dễ sử dụng.

Làm mát điện thoại – Giải quyết vấn đề điện thoại quá nhiệt đơn giản và hiệu quả

>>>>>Xem thêm: Những cách tăng tốc độ Wifi hiệu quả được người dùng áp dụng nhiều nhất hiện nay

  • CPU Monitor: Ứng dụng làm mát điện thoại này có tính năng giám sát việc sử dụng và tần suất hoạt động của thiết bị. Ứng dụng này có thể theo dõi nhiệt độ pin, nhiệt độ CPU và cung cấp các lựa chọn để làm mát điện thoại. Ngoài ra, ứng dụng còn hiển thị thông tin về dung lượng lưu trữ, mức sử dụng RAM và tiến trình sạc.
  • System Status: Đây là ứng dụng dành cho Iphone, giúp bạn biết được những phần mềm nào đang chạy trên điện thoại của mình. Các hoạt động phần cứng như CPU, tình trạng pin cũng được cung cấp giúp bạn tối ưu hiệu suất của thiết bị.

Tạm kết

Hi vọng rằng sau khi tìm hiểu hết các cách làm mát điện thoại ở trên, bạn đã có thể lựa chọn cách làm mát điện thoại phù hợp với mình nhất khi cần. Nhưng nếu phát hiện điện thoại quá nhiệt thì bạn nên kết hợp nhiều cách với nhau để quá trình làm mát điện thoại nhanh và hiệu quả hơn. Hiểu biết và thành thạo những giải pháp làm mát điện thoại trên sẽ giúp quá trình sử dụng điện thoại của bạn bền lâu và an toàn hơn.  

Xem thêm:

  • Dung lượng pin iPhone 14 Pro Max là bao nhiêu mAh? Sử dụng được trong bao lâu?
  • 1999 mệnh gì? Tính cách và vận số của những người sinh vào năm 1999 như thế nào?

Nếu bạn đang có nhu cầu mua các thiết bị công nghệ chính hãng với giá tốt, hãy đến ngay cửa hàng Blogkienthuc.edu.vn. Danh mục smartphone, laptop, tablet, smartwatch,… có rất nhiều mẫu mã đa dạng cho bạn lựa chọn.

Xem thêm một số mẫu iPhone bán chạy nhất Blogkienthuc.edu.vn tại đây:

  • iPhone bán chạy

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *