Trình điều khiển (driver) là các chương trình thiết yếu cho phép Windows giao tiếp với các thiết bị phần cứng được kết nối với hệ thống. Nhưng sẽ thế nào nếu không thể cài đặt được các driver quan trọng trên Windows 11?
Việc cài đặt đúng và cài đủ các trình điều khiển cho hệ điều hành Windows sẽ đảm bảo các thiết bị phần cứng làm việc đúng, từ đó giúp hệ thống hoạt động ổn định và tối ưu tốt nhất. Trong hầu hết các trường hợp, Windows 11 sẽ tự động cài đặt các trình điều khiển này, nhưng có thể có những trường hợp mà người dùng cần phải cài đặt thủ công.
Bạn đang đọc: Làm gì khi không thể cài đặt trình điều khiển trên Windows 11
Tuy nhiên nếu bạn không thể cài đặt trình điều khiển trên máy tính chạy Windows 11 của mình mặc dù đã thử nhiều lần. Vậy thì trong bài này Blogkienthuc.edu.vn sẽ hướng dẫn các bạn các giải pháp để giải quyết vấn đề này.
Nếu sự cố không thể cài đặt trình điều khiển cho máy tính chạy Windows 11 chỉ xảy ra một hoặc hai lần, việc khởi động lại máy tính của bạn có thể giúp khắc phục sự cố và giúp mọi thứ hoạt động. Tuy nhiên, nếu cách đó không hiệu quả, bạn có thể thử các giải pháp khắc phục sự cố dưới đây.
Sử dụng gói cài đặt trình điều khiển
Trình quản lý thiết bị Device Manager và ứng dụng Settings là hai trong số những tiện ích được ưa thích nhất để cài đặt trình điều khiển trên Windows. Tuy nhiên, nếu bạn gặp sự cố với cả hai, bạn có thể tải xuống gói trình điều khiển có liên quan từ trang web của nhà sản xuất và cài đặt thủ công.
Ví dụ nếu bạn không thể cài đặt trình điều khiển hiển thị trên Windows 11, hãy truy cập trang web của nhà sản xuất (chẳng hạn như NVIDIA, AMD hoặc Intel), điền thông tin chi tiết như số model máy tính của bạn và các thông tin liên quan khác để tìm và tải xuống phiên bản tương thích mới nhất của trình điều khiển tương ứng cho máy tính của bạn.
Sau khi tải xuống, hãy chạy tệp trình cài đặt và làm theo hướng dẫn trên màn hình để cài đặt trình điều khiển cho máy tính. Nếu bạn gặp phải các lỗi như Cannot Complete the Device Driver Installation Wizard (Không thể hoàn thành trình hướng dẫn cài đặt trình điều khiển thiết bị) trong khi cài đặt, hãy tiếp tục với các cách khắc phục bên dưới.
Chạy trình khắc phục sự cố phần cứng và thiết bị
Chạy trình khắc phục sự cố tích hợp sẵn của Windows là một cách hiệu quả để khắc phục hầu hết các sự cố cấp hệ thống, kể cả sự cố như trong bài này. Trong trường hợp này, bạn có thể chạy trình khắc phục sự cố Hardware and Devices để giải quyết các sự cố liên quan đến phần cứng và xem liệu nó có hữu ích hay không.
Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run.
Bước 2: Nhập lệnh dưới đây vào khung trống Open và nhấn Enter.
msdt.exe -id DeviceDiagnostic
Bước 3: Kích tùy chọn Advanced ở góc bên trái để tiếp tục.
Bước 4: Sang hộp thoại tiếp theo, kích vào tùy chọn Apply repairs automatically và nhấn nút Next.
Đợi trình khắc phục sự cố Hardware and Devices phát hiện và khắc phục mọi sự cố, đồng thời xem liệu bạn có thể cài đặt trình điều khiển sau đó hay không.
Cài đặt trình điều khiển ở chế độ khởi động sạch
Khi bạn khởi động Windows ở trạng thái khởi động sạch, hệ thống sẽ chỉ chạy các chương trình và dịch vụ thiết yếu. Nếu sự cố xảy ra do sự can thiệp từ ứng dụng hoặc dịch vụ nền, thì việc cài đặt trình điều khiển ở trạng thái khởi động sạch sẽ hoạt động.
Để khởi động máy tính của bạn ở chế độ khởi động sạch, hãy thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Nhấn tổ hợp phím tắt Windows + R để mở hộp thoại Run, nhập msconfig.msc và nhấn Enter.
Bước 2: Trong hộp thoại mới hiển thị, kích chọn tab Services, kích tùy chọn Hide all Microsoft services ở góc dưới bên phải, sau đó nhấn nút Disable để vô hiệu hóa tất cả các dịch vụ nền không phải của Microsoft.
Bước 3: Chuyển sang tab Startup và nhấp vào liên kết Open Task Manager.
Bước 4: Trong cửa sổ Task Manager hiển thị, chọn ứng dụng hoặc chương trình của bên thứ ba và kích nút Disable ở trên cùng. Lặp lại bước này để vô hiệu hóa từng ứng dụng và chương trình khởi động.
Khởi động lại máy tính của bạn để vào trạng thái khởi động sạch và thử cài đặt lại trình điều khiển đang gặp sự cố. Nếu phương pháp này hoạt động, điều đó có nghĩa là một trong những ứng dụng hoặc chương trình bạn đã tắt là nguyên nhân gây ra sự cố. Vì vậy, bạn sẽ phải xem lại các ứng dụng và chương trình đã cài đặt gần đây để gỡ cài đặt ứng dụng và chương trình đang gây rắc rối.
Tắt thực thi chữ ký trình điều khiển
Thực thi chữ ký trình điều khiển (Driver Signature Enforcement) là một tính năng bảo mật cho phép Windows xác minh chữ ký số của trình điều khiển trước khi cài đặt. Tuy nhiên, nếu bạn đang cố gắng cài đặt trình điều khiển cho phần cứng chuyên dụng không có chữ ký điện tử, bạn sẽ cần phải tắt tính năng thực thi chữ ký trình điều khiển.
Vì việc tắt tính năng này có thể khiến hệ thống gặp rủi ro, do đó bạn chỉ nên làm như vậy nếu tin tưởng vào nguồn của trình điều khiển.
Bước 1: Nhấn phím Windows để mở menu Start và kích vào biểu tượng nguồn ở phía dưới. Sau đó, giữ phím Shift và chọn Restart.
Bước 2: Sau khi máy tính của bạn khởi động lại, bạn hãy nhấn tùy chọn Troubleshoot để tiếp tục.
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn chia sẻ địa điểm trên iPhone, iPad với ứng dụng Find My
Bước 3: Tiếp theo kích tùy chọn Advanced options.
Bước 4: Nhấn tùy chọn Startup Settings.
Bước 5: Nhấn nút Restart trong cửa sổ tiếp theo để truy cập menu Startup Settings.
Bước 6: Nhấn phím số 7 hoặc F7 trên bàn phím để khởi động lại máy tính với tính năng thực thi chữ ký trình điều khiển bị tắt.
Hãy thử cài đặt lại trình điều khiển của bạn để kiểm tra xem nó có hoạt động không. Tính năng thực thi chữ ký trình điều khiển sẽ tự động được bật lại vào lần tiếp theo bạn khởi động lại máy tính.
Quét phần mềm độc hại
Phần mềm độc hại hoặc virus trên máy tính của bạn cũng có thể can thiệp vào hoạt động của Windows và cản trở quá trình cài đặt trình điều khiển. Để kiểm tra khả năng này, hãy thử quét hệ thống của bạn bằng Windows Defender hoặc chương trình chống virus của bên thứ ba.
Cài đặt bản cập nhật Windows
Sự cố cài đặt trình điều khiển có thể chỉ giới hạn ở bản dựng Windows của bạn. Nếu đúng như vậy, việc cài đặt các bản cập nhật Windows đang chờ xử lý sẽ hữu ích.
Nhấn tổ hợp phím tắt Windows + I để mở ứng dụng Settings, điều hướng đến tab Windows Update và kích nút Check for update ở góc trên cùng bên phải để hệ thống kiểm tra. Sau đó hãy tải xuống và cài đặt bất kỳ bản cập nhật nào đang chờ xử lý, sau đó xem liệu bạn có thể cài đặt trình điều khiển đó không.
Thực hiện khôi phục hệ thống
Nếu bạn vẫn không thể cài đặt trình điều khiển vào thời điểm này, thì những sửa đổi gần đây được thực hiện trên Windows 11 đang gây ra sự cố. Bạn có thể thử thực hiện khôi phục hệ thống để hoàn tác những thay đổi đó và khôi phục máy tính về trạng thái bình thường.
Bước 1: Nhấp vào biểu tượng kích lúp trên thanh tác vụ, nhập Create a restore point và nhấn Enter.
Bước 2: Kích chọn tab System Protection trong hộp thoại mới hiển thị, sau đó kích nút System Restore.
Bước 3: Kích nút Next để tiếp tục.
>>>>>Xem thêm: 11 thủ thuật bạn nên biết khi sử dụng Galaxy Note 10/10+
Bước 4: Chọn điểm khôi phục gần đây nhất trước khi sự cố xảy ra trong danh sách và nhấn nút Next.
Bước 5: Kích nút Finish để tiếp tục.
Sau khi Windows khôi phục hệ thống của bạn về trạng thái đã chỉ định, bạn có thể cài đặt trình điều khiển như trước.
Windows 11 chỉ có thể sử dụng hiệu quả phần cứng của máy tính với trình điều khiển phù hợp và sẽ gặp phải nhiều sự cố. Hy vọng rằng điều đó không còn xảy ra nữa và bạn có thể cài đặt hoặc cập nhật trình điều khiển trên máy tính của mình mà không gặp bất kỳ sự cố nào. Trong trường hợp gặp sự cố tương tự thì một trong những cách trên sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề.
Xem thêm: Hướng dẫn 4 cách cập nhật driver đồ họa trên Windows 11