Hướng dẫn sử dụng Google scholar hiệu quả dành cho học sinh, sinh viên

Hướng dẫn sử dụng Google scholar hiệu quả dành cho học sinh, sinh viên

Bạn là học sinh sinh viên đang cần tìm tài liệu chuyên sâu phục vụ học tập? Hay đơn giản là bạn cần tìm hiểu một vấn đề mang tính khoa học nhưng không biết nguồn tài liệu nào uy tín? Google scholar sẽ đáp ứng tất cả những nhu cầu đó của bạn. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp Google scholar là gì và hướng dẫn cách sử dụng nó một cách hiệu quả.

Google scholar là gì?

Google scholar (viết tắt là GS) là một công cụ tìm kiếm miễn phí đường link dẫn đến toàn văn các tài liệu học thuật đã được xuất bản ở nhiều định dạng khác nhau.

Bạn đang đọc: Hướng dẫn sử dụng Google scholar hiệu quả dành cho học sinh, sinh viên

Hướng dẫn sử dụng Google scholar hiệu quả dành cho học sinh, sinh viên

Giao diện của Google scholar

GS xuất hiện lần đầu tháng 11 năm 2004 dưới dạng thử nghiệm, nó đưa ra hầu hết các tạp chí và sách học thuật trực tuyến được phản biện mở (peer-review), các bài báo hội nghị, luận văn và luận án, bản thảo, bản tóm tắt, báo cáo kỹ thuật và các tài liệu học thuật khác, bao gồm cả ý kiến ​​của tòa án và bằng sáng chế.

Các tính năng chính của Google scholar

Google scholar cung cấp cho người dùng các bản sao tài liệu ở dạng kỹ thuật số hoặc dạng hình ảnh trực tuyến. Một lợi thế của việc sử dụng Google Scholar so với các công cụ tra cứu học thuật khác là giao diện quen thuộc với bất kỳ ai từng sử dụng Google. Mặc dù tìm kiếm trong Google Scholar là miễn phí nhưng hầu hết các tài liệu bạn phải bỏ chi phí mới có thể tải bản đầy đủ của nó. Dưới đây là một số tính năng nổi bật của GS:

  • Tìm kiếm các nguồn đa dạng từ một vị trí thuận tiện.
  • Tìm kiếm các nguồn bài viết các tóm tắt và trích dẫn.
  • Định vị toàn bộ bài viết qua thư viện của bạn hoặc trên trang web.
  • Tìm hiểu về các bài viết quan trọng nhất trong bất kì lĩnh vực nghiên cứu nào.

Các điểm cần quan tâm của kết quả tìm kiếm

Việc tìm kiếm trong Google scholar đơn giản như việc tìm kiếm trên Google nhưng bạn cũng cần để ý những phần thông tin khác nhau của kết quả hiển thị. Để trực quan chúng ta xem thử kết quả tìm kiếm cụm từ “machine learning”.

Hướng dẫn sử dụng Google scholar hiệu quả dành cho học sinh, sinh viên

Kết quả tìm kiếm Google scholar sử dụng từ khóa “machine” và “learning”.

Hai dòng đầu tiên: Thông tin cốt lõi của tài liệu

Hai dòng đầu tiên của mỗi kết quả cung cấp tiêu đề của tài liệu (ví dụ: một bài báo, cuốn sách hoặc báo cáo). Dòng thứ hai cung cấp thông tin thư mục về tài liệu, theo thứ tự: (các) tác giả, tạp chí hoặc cuốn sách chứa tài liệu trong đó, năm xuất bản và nhà xuất bản. Nhấp vào liên kết tiêu đề sẽ đưa bạn đến trang của nhà xuất bản, nơi bạn có thể truy cập thêm thông tin về tài liệu bao gồm phần tóm tắt và các tùy chọn để tải xuống bản PDF của tài liệu.

Hướng dẫn sử dụng Google scholar hiệu quả dành cho học sinh, sinh viên

Hai dòng đầu tiên của mục kết quả tìm kiếm.

Đường dẫn truy cập nhanh chóng

Ở ngoài cùng bên phải của đường dẫn là các tùy chọn trực tiếp để tải xuống toàn văn tài liệu. Trong ví dụ này, Google cũng đã định sẵn bản PDF của tài liệu được lưu trữ tại umich.edu. Lưu ý rằng đó có thể không phải là bản xuất bản của tài liệu.

Tìm hiểu thêm: Tổng hợp các phím tắt Corel bạn cần biết để thao tác nhanh hơn

Hướng dẫn sử dụng Google scholar hiệu quả dành cho học sinh, sinh viên

Liên kết tải xuống nhanh của tài liệu.

Dòng cuối cùng: Số lượng được tham khảo và các liên kết hữu ích khác

Bên dưới đoạn văn bản/bản tóm tắt, bạn có thể tìm thấy một số liên kết hữu ích. Đầu tiên trong số này là Cited by (số lần tài liệu này được sử dụng làm tài liệu tham khảo). Số lượng này càng lớn chứng tỏ tài liệu có độ uy tín càng lớn.

Hướng dẫn sử dụng Google scholar hiệu quả dành cho học sinh, sinh viên

Dòng cuối cùng của kết quả tìm kiếm.

Thứ hai là Versions (phiên bản khác của tài liệu). Đối với một số tài liệu không có đường dẫn truy cập nhanh, có thể một trong số các phiên bản khác bạn có thể tải xuống miễn phí.

Thứ ba là biểu tượng dấu (tài liệu tham khảo của tài liệu). Đối với tài liệu tham khảo trong Google scholar bạn có thể sử dụng nhiều định dạng khác nhau như: APA, MLA, Chicago, Harvard và Vancouver.

Hướng dẫn sử dụng Google scholar hiệu quả dành cho học sinh, sinh viên

>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn khắc phục lỗi không kết nối được loa bluetooth với laptop Win 7

Định dạng tài liệu tham khảo của tài liệu.

Mẹo tìm kiếm nhanh chóng trong Google scholar

Mặc dù Google scholar giới hạn mỗi tìm kiếm tối đa 1.000 kết quả nhưng đó vẫn là số lượng quá nhiều để bạn có thể tìm nhanh tài liệu hiệu quả. Sau đây là một số mẹo để bạn có thể rút ngắn thời gian tra cứu:

  1. Tìm kiếm Google scholar không phân biệt chữ hoa chữ thường.

Ví dụ khi bạn tìm kiếm “Machine Learning” sẽ tạo ra kết quả tương tự như tìm kiếm “machine learning”.

  1. Sử dụng từ khóa thay vì câu đầy đủ.

Giả sử chủ đề nghiên cứu của bạn là về ô tô tự lái. Đối với tìm kiếm thông thường của Google, chúng ta có thể nhập nội dung như “công nghệ hiện tại được sử dụng cho ô tô tự lái là gì”. Trong Google scholar, bạn sẽ thấy ít kết quả lý tưởng hơn cho kiểu tìm kiếm này. Bí quyết là xây dựng một danh sách các từ khóa và thực hiện các tìm kiếm như: ô tô tự lái, xe tự hành hoặc ô tô không người lái.

  1. Sử dụng dấu ngoặc kép để tìm kiếm một kết hợp chính xác.

Nếu bạn đặt cụm từ tìm kiếm của mình vào trong dấu ngoặc kép, bạn có thể tìm kiếm các kết quả khớp chính xác của cụm từ đó trong tiêu đề và nội dung của tài liệu. Nếu không có dấu ngoặc kép, Google scholar sẽ xử lý từng từ riêng biệt.

  1. Thêm năm vào cụm từ tìm kiếm để nhận các bài báo được xuất bản trong một năm cụ thể.

Tìm kiếm bằng cách sử dụng thêm thời gian bạn muốn tìm kiếm. Ví dụ: Xe ô tô tự lái 2022, sẽ trả về các bài báo hoặc sách được xuất bản vào năm 2022.

  1. Sử dụng bảng tuỳ chọn bên trái để điều chỉnh kết quả tìm kiếm.

Sử dụng cài đặt trong bảng tuỳ chọn bên trái, bạn có thể hạn chế hơn nữa kết quả tìm kiếm bằng cách giới hạn số năm tìm kiếm, hoặc loại trừ bằng sáng chế và bạn có thể sắp xếp kết quả theo mức độ liên quan hoặc theo thời gian.

Trên đây là một số giải thích về Google scholar cũng như một số mẹo tìm kiếm trong công cụ tìm kiếm này. Chúc bạn có thể sử dụng nó một cách hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *