iv>
Bạn đang đọc: Hướng dẫn cách tạo biểu đồ trong Google Sheets từ A tới Z
Sử dụng biểu đồ là phương pháp trực quan để thể hiện và phân tích dữ liệu, nhất là với những nguồn số liệu lớn và phức tạp. Hướng dẫn cách tạo biểu đồ trong Google Sheets dưới đây sẽ giúp bạn có thể xử lý thông tin, dữ liệu một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Tính năng tạo biểu đồ của Google Sheets hỗ trợ đa dạng nhiều loại biểu đồ khác nhau, phù hợp cho từng mục đích sử dụng. Do đó, nắm được cách tạo biểu đồ trong Google Sheets sẽ cho phép bạn ứng dụng tính năng này một cách linh hoạt hơn, phục vụ công việc của mình.
Hướng dẫn cách tạo biểu đồ trong Google Sheets
Trước khi bắt đầu tạo biểu đồ, bạn cần hoàn tất bước nhập dữ liệu vào trang tính trên Google Sheets. Thông tin, số liệu và đơn vị tính nên được đồng bộ theo các hàng, các cột để tạo biểu đồ chính xác nhất.
Cách tạo biểu đồ trong Google Sheets sẽ được thực hiện như sau:
- Bước 1: Mở trang tính chứa dữ liệu bạn cần sử dụng để tạo biểu đồ > Chọn mục Chèn trên thanh menu > Chọn Biểu đồ
- Bước 2: Màn hình hiển thị một khu vực màu trắng (vị trí chứa biểu đồ) và Trình chỉnh sửa biểu đồ nằm dọc phía bên phải màn hình.
- Bước 3: Chỉnh sửa thông tin ở phần Thiết lập
- Loại biểu đồ: Chọn các dạng biểu đồ đường thẳng, vùng, cột, thanh, hình tròn, tán xạ,…
- Tùy theo dạng biểu đồ, bạn có thể chỉnh sửa thêm phần “Đang xếp chồng” để theo dõi số liệu tổng.
- Dải ô dữ liệu: Chọn vùng dữ liệu cần sử dụng để tạo biểu đồ.
- Điều chỉnh trục ngang, trục dọc theo thông tin tương ứng trong bảng dữ liệu.
Lưu ý: Khi chọn dải ô chứa dữ liệu, bạn sẽ thực hiện bằng 1 trong 2 cách sau:
Cách 1: Nhập tên dải ô theo công thức: [Tên ô đầu tiên góc trên, bên trái của bảng dữ liệu] : [Tên ô cuối cùng góc dưới, bên phải của bảng dữ liệu]
Cách 2: Ấn vào icon 4 ô vuông ở dòng Dải ô dữ liệu. Giữ và kéo chuột ngay trên trang tính để chọn phần dữ liệu sẽ sử dụng.
- Bước 4: Chỉnh sửa cách hiển thị biểu đồ ở mục Tùy chỉnh
- Kiểu biểu đồ: chỉnh màu nền, font chữ, màu đường viền;
- Tiêu đề trục và biểu đồ: Đặt tên biểu đồ và tên của từng trục nội dung;
- Chuỗi: Chỉnh độ đậm nhạt, màu sắc, đường nét của các đối tượng trong biểu đồ;
- Chú giải: Bổ sung và chỉnh sửa các thông tin ở phần chú thích, giúp người dùng dễ dàng hiểu được nội dung của biểu đồ;
- Trục hoành, Trục tung, Đường lưới và nấc: Điều chỉnh định dạng của các chi tiết nhỏ trong biểu đồ.
Tìm hiểu thêm: Bỏ túi ngay 7 mẹo cho Samsung Galaxy A71 luôn mượt mà
Khi thực hiện từng bước theo hướng dẫn cách tạo biểu đồ trong Google Sheets, hình dạng của biểu đồ sẽ được điều chỉnh theo thời gian thực. Sau khi điều chỉnh xong, bạn có thể tắt Trình chỉnh sửa biểu đồ, giúp màn hình làm việc gọn gàng hơn.
Một số loại biểu đồ được sử dụng phổ biến
Trang tính Google cung cấp nhiều dạng biểu đồ khác nhau. Người dùng nên lựa chọn dạng biểu đồ tùy theo loại dữ liệu và mục tiêu trình bày nội dung.
Biểu đồ đường
Biểu đồ gồm các điểm số liệu được nối với những bằng các đoạn thẳng. Biểu đồ cho thấy diễn biến và xu hướng thay đổi của số liệu qua các mốc thời gian.
Ví dụ: Doanh thu hàng tháng của doanh nghiệp, giá cổ phiếu,…
Biểu đồ khu vực
Biểu đồ thể hiện tỷ lệ của từng thành phần so với thành phần khác và so với tổng thể.
Ví dụ: Số lượng truy cập web theo tháng, doanh thu của từng vùng trong năm,…
Biểu đồ cột/ Biểu đồ thanh
Biểu đồ thể hiện chiều cao của từng mục, đồng thời so sánh các cột với từng mục tương ứng. Về cơ bản, hai loại biểu đồ này không có nhiều khác biệt về cách sử dụng. Biểu đồ cột sẽ là dạng cột đứng, còn biểu đồ thanh là hình nằm ngang.
Ví dụ: Lượng mưa hàng năm, số lượng khai thác thủy hải sản,…
Biểu đồ hình tròn
Biểu đồ thể hiện tỷ lệ phần trăm (%) của từng thành phần so với dữ liệu tổng. Dạng biểu đồ này giúp thể hiện cơ cấu, tỷ lệ, nhận diện các thành phần chiếm tỷ lệ lớn nhất – nhỏ nhất.
Ví dụ: Cơ cấu bán ra của các nhóm sản phẩm; cơ cấu kinh tế theo ngành nghề,…
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn chuyển tiếp cuộc gọi trên iPhone trong vòng một nốt nhạc
Tạm kết
Với hướng dẫn cách tạo biểu đồ trong Google Sheets chi tiết trên đây, bạn có thể nhanh chóng tạo nên các loại biểu đồ khác nhau cho từng loại dữ liệu. Tính năng này sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong học tập và công việc.
Tham khảo thêm các loại laptop văn phòng, phù hợp nhu cầu sử dụng của học sinh, sinh viên và dân văn phòng tại đây nhé.
Laptop
Xem thêm:
-
Cách sử dụng hàm CELL trong Google Sheets để sắp xếp và lọc dữ liệu cực dễ
-
Hướng dẫn cách chia sẻ Google Sheets đơn giản, chi tiết nhất cho người mới bắt đầu