Hướng dẫn cách chọn mua màn hình máy tính cũ

Hướng dẫn cách chọn mua màn hình máy tính cũ

Bạn đang cần mua màn hình máy tính cũ nhưng không biết cách kiểm tra chất lượng sản phẩm như thế nào? Theo dõi bài hướng dẫn kiểm tra, cách chọn mua màn hình máy tính cũ ngay sau đây.

Bạn đang cần mua màn hình máy tính cũ nhưng không biết cách kiểm tra chất lượng sản phẩm như thế nào? Theo dõi bài hướng dẫn kiểm tra, cách chọn mua màn hình máy tính cũ ngay sau đây.

Bạn đang đọc: Hướng dẫn cách chọn mua màn hình máy tính cũ

Có nên mua màn hình máy tính cũ?

Hiện tại thị trường máy tính bàn khá đa dạng, không quá khó khăn để chọn mua một màn hình phục vụ công việc học tập và giải trí đối với những người rủng rỉnh hầu bao. Tuy nhiên, với những bạn sinh viên có điều kiện kinh tế khá khó khăn thì việc cần mua màn hình máy tính cũ là một trong những lựa chọn phù hợp. Nếu biết cách kiểm tra chất lượng khi mua, chắc chắn bạn sẽ tiết kiệm chi phí khá nhiều để trang trải những khoản chi tiêu cần thiết khác. Ở phần sau đây, mời bạn theo dõi hướng dẫn người dùng cần mua màn hình máy tính cũ chọn như thế nào?

Cần mua màn hình máy tính cũ chọn như thế nào?

Loại màn hình:

Hiện tại trên thị trường có 2 loại màn hình chính bao gồm, màn hình CRT và màn hình LCD. Màn hình CRT hiện tại không còn được sử dụng rộng rãi do kích thước cồng kềnh, tiêu thụ năng lượng nhiều và khó thay thế sử chữa khi hư hỏng. Khi cần mua màn hình máy tính cũ, người dùng nên chọn màn hình LCD với màu sắc hiển thị tốt, tiết kiệm năng lượng đồng thời khá gọn nhẹ nên dễ dàng di chuyển khi cần. Tiếp theo mời bạn theo dõi phần hướng dẫn chi tiết về cách chọn màn hình nhé.

Hướng dẫn cách chọn mua màn hình máy tính cũ

Hình ảnh so sánh màn hình LCD (trái) và CRT (phải) 

Quan sát tổng quan

Về tổng quan màn hình máy tính cũ, màu sắc và độ cứng của các chi tiết nhựa bao quanh màn hình phải còn tốt, liền lạc không có dấu hiệu trầy xước hoặc nứt vỡ. Màn hình phải có nguồn gốc rõ ràng, tốt nhất người mua nên lựa chọn sản phẩm của các hãng tên tuổi như Acer, Dell, Sony, LG, Sharp, Asus… Tiếp đến người mua lật ra phía mặt lưng của màn hình và kiểm tra các ốc vít cố định chi tiết xem có còn mới hay không, đã có dấu hiệu vặn mở, sửa chữa hay chưa.

Hướng dẫn cách chọn mua màn hình máy tính cũ

Hình ảnh tổng thể một màn hình máy tính của hãng Asus

Kiểm tra năm sản xuất

Thông số năm sản xuất rất quan trọng, nó quyết định đến thời gian sử dụng dự kiến sản phẩm và tuổi thọ của màn hình còn lại. Người mua có thể kiểm tra năm sản xuất khi cần mua màn hình máy tính cũ ở mặt sau trên tem của hãng. Lưu ý, tem này phải liền lạc và đồng bộ với máy bởi bất kỳ ai cũng có thể dán lại một tem mới nhằm đánh lừa người mua.

Tìm hiểu thêm: Sửa lỗi Wi-Fi không hoạt động trên macOS Monterey?

Hướng dẫn cách chọn mua màn hình máy tính cũ

Hình ảnh năm sản xuất của màn hình được in ở mặt sau 

Kiểm tra màu sắc, điểm chết

Phần quan trọng nhất khi chọn mua màn hình là kiểm tra chất lượng hiển thị, do đó hãy kết nối màn hình với một thiết bị khác thông qua cổng VGA hoặc HDMI nếu có. Sau đó mở các phần mềm kiểm tra màn hình chuyên dụng như Dead Pixel Locator. Hãy bật các chức năng nhỏ, kiểm tra xem màu sắc có hiển thị đều nhau hay không, có vùng nào không thể hiển thị hay không, có hiển thị được những màu căn bản bao gồm white, black, red, Green, hay không. Tiếp đến, kiểm tra các nút điều khiển màn hình như phím di chuyển Menu, power còn hoạt động tốt hay không. Chúc các bạn lựa chọn được sản phẩm ưng ý.

Hướng dẫn cách chọn mua màn hình máy tính cũ

>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn cách chặn các trang web đen trên Google Chrome

Hình ảnh một số điểm chết trên màn hình 

Như vậy bạn vừa xem bài hướng dẫn người dùng cần mua màn hình máy tính cũ kiểm tra sản phẩm như thế nào, có nên mua màn hình máy tính cũ. Theo dõi trang tin tức của Blogkienthuc.edu.vn để cập nhật các tin tức thủ thuật và đánh giá tư vấn mới nhất về công nghệ nhé.

Xem thêm:  Tìm hiểu công nghệ Face ID và quét mống mắt có gì khác nhau? 

Minh Hieu

Source: Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *