Hướng dẫn bạn cách sửa mã lỗi 0x800F081F trên Windows 10

Hướng dẫn bạn cách sửa mã lỗi 0x800F081F trên Windows 10

Mã lỗi 0x800F081F là một trong bốn mã lỗi có thể xảy ra trên Windows 10. Thực hiện theo hướng dẫn dưới đây của FPTShop để khắc phục sự cố và sửa lỗi.

Mặc dù có những cải tiến đáng kể trong vài năm qua nhưng Windows vẫn xuất hiện các mã lỗi không thường xuyên. Trong bài này, FPTShop sẽ cùng các bạn tìm hiểu mã lỗi 0x800F081F, nguyên nhân và cách để thể giải quyết vấn đề.

Bạn đang đọc: Hướng dẫn bạn cách sửa mã lỗi 0x800F081F trên Windows 10

Nguyên nhân ra mã lỗi 0x800F081F?

Mã lỗi 0x800F081F là một trong bốn mã lỗi phổ biến có thể xảy ra, tất cả đều hướng đến cùng một vấn đề cơ bản. Ba mã còn lại là 0x800F0906, 0x800F0907 và 0x800F0922.

Sự cố không tương thích của Microsoft .NET Framework 3.5 cũng là nguyên nhân gây ra các mã lỗi này. Thông thường, lỗi này chỉ xảy ra khi .NET Framework được kích hoạt bằng trình hướng dẫn cài đặt, công cụ Deployment Image Servicing and Management (DISM) hoặc các lệnh trong Windows PowerShell.

Các mã lỗi trên chỉ xuất hiện trên Windows 10, Windows Server 2016, Windows Server 1709, Windows 8.1, Windows Server 2012 R2, Windows 8 và Windows Server 2012. Trên các hệ điều hành đó, Microsoft .NET Framework 3.5 là “tính năng theo nhu cầu” (nghĩa là không được bật theo mặc định).

Khi bật tính năng này, Windows Update sẽ cố gắng lấy các tệp nhị phân .NET cùng với các tệp cần thiết khác. Nếu máy tính không được cấu hình đúng, bạn có thể thấy các mã.

  • 0x800F081F: Mã này có nghĩa Windows không thể tìm thấy tệp nguồn .NET để cài đặt.
  • 0x800F0906: Windows không thể tải xuống tệp nguồn .NET, không thể kết nối với Internet hoặc không thể cài đặt dịch vụ hoặc tính năng.
  • 0x800F0907: Cài đặt công cụ DISM không thành công hoặc cài đặt mạng đã ngăn Windows kết nối với web.
  • 0x800F0922: Không xử lý được trình cài đặt nâng cao .NET hoặc lệnh chung.

Cách sửa các mã lỗi trên Windows 10

Về cơ bản cách sửa cả ba mã lỗi trên đều giống nhau và có hai cách để thực hiện. Đối với mã lỗi 0x800F0922 thì cần chuyển đến phương pháp hai.

Cài đặt cấu hình Group Policy Editor

Cài đặt Group Policy Editor có thể ảnh hưởng đến khả năng kích hoạt cài đặt của Windows.

Để bắt đầu, nhấn tổ hợp phím Windows + R để kích hoạt hộp thoại Run. Tiếp theo, nhập gpedit.msc vào khung trống và nhấn Enter. 

Trong cửa sổ Group Policy Editor hiển thị, điều hướng đến mục Computer Configuration > Administrative Templates > System.

Hướng dẫn bạn cách sửa mã lỗi 0x800F081F trên Windows 10

Quan sát khung bên phải, kích đúp vào mục Specify settings for optional component installation and component repair.

Hướng dẫn bạn cách sửa mã lỗi 0x800F081F trên Windows 10

Trong hộp thoại mới hiển thị, kích tùy chọn Enabled > OK, sau đó đóng hộp thoại Group Policy Editor và khởi động lại hệ thống.

Kích hoạt .NET Framework bằng lệnh DISM

Lưu ý: Đây là cách duy nhất sẽ khắc phục mã lỗi 0x800F0922.

Cách sửa lỗi thứ hai là sử dụng lệnh DISM để kích hoạt .NET Framework. Trước khi bắt đầu cần có file ISO Windows 10. Phiên bản file ISO đó phải khớp với hệ điều hành hiện tại của bạn.

Cách thực hiện như sau:

Tạo file ảnh ISO bằng công cụ Media Creation Tool của Microsoft. Sau khi tải và cài đặt Media Creation Tool, kích hoạt công cụ lên và kích tùy chọn Create installation media for another PC > Next.

Hướng dẫn bạn cách sửa mã lỗi 0x800F081F trên Windows 10

Trên màn hình tiếp theo, chọn ngôn ngữ và kiến trúc hệ thống, sau đó chọn tệp ISO để bắt đầu quá trình tạo. Ghi tệp ISO vào đĩa DVD sau đó có thể bắt đầu sửa mã lỗi.

Để bắt đầu, bạn cần nạp file ISO vào ổ đĩa ảo của hệ thống. Mở File Explorer và kích đúp vào file ISO Windows 10 hoặc kích chuột phải vào file ISO > Mount. Nếu thành công, file ISO hiển thị trong ổ đĩa ảo ở khung bên phải của File Explorer, bạn hãy ghi lại ký tự của ổ đĩa ảo.

Sau khi file ISO được nạp vào ổ ảo, nhập cmd vào khung Search cạnh menu Start, kích chuột phải vào Command Prompt > Run as administrator.

Trong cửa sổ dòng lệnh hiển thị, nhập vào lệnh dưới đây và kết thúc bằng phím Enter.

Tìm hiểu thêm: Cách đóng ứng dụng bị treo trên macOS: Đơn giản nhưng không phải ai cũng biết!

Hướng dẫn bạn cách sửa mã lỗi 0x800F081F trên Windows 10

dism /online /enable-feature /featurename:NetFx3 /All /Source:[Drive]:sourcessxs /LimitAccess

Trong đó thay thế [Drive] bằng ký tự ổ đĩa ảo mà bạn đã ghi chú trước đó và đảm bảo để lại khoảng trống ở những vị trí chính xác. Khi bạn đã sẵn sàng, hãy nhấn Enter.

Cài đặt lại Microsoft .NET Framework 3.5

Sau khi đã thực hiện theo hướng dẫn ở trên xong, đã đến lúc cài đặt .NET Framework 3.5 và xem mã lỗi 0x800F081F (hoặc một trong các mã lỗi liên quan) còn xuất hiện nữa hay không.

Truy cập menu Start > Settings > Apps > Apps and Features. Quan sát khung bên phải, dưới mục Related Settings, kích chọn liên kết Programs and Features.

Hướng dẫn bạn cách sửa mã lỗi 0x800F081F trên Windows 10

Tiếp theo, trong cửa sổ mới, kích tùy chọn Turn Windows features on or off ở góc trên bên trái.

Sau đó kích vào hộp kiểm trước mục .NET Framework 3.5 (includes .NET 2.0 and 3.0) rồi bấm nút OK. Quá trình cài đặt sẽ mất vài phút để hoàn tất, tùy thuộc vào tốc độ kết nối Internet.

Hướng dẫn bạn cách sửa mã lỗi 0x800F081F trên Windows 10

>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách tạo máy ảo trên Windows 11 cho người mới bắt đầu

Nếu quá trình hoạt động đúng mã lỗi 0x800F081F hoặc lỗi tương tự như trên sẽ được giải quyết. Tuy nhiên các bạn có thể hiểu ngắn gọn hơn quá trình sửa mã lỗi 0x800F0922 trên Windows 10 theo tóm tắt dưới đây:

Bước 1: Kích hoạt Group Policy Editor và truy cập vào mục Computer Configuration > Administrative Templates > System.

Bước 2: Kích đúp tùy chọn Specify settings for optional component installation and component repair ở khung bên phải.

Bước 3: Trong hộp thoại hiển thị, kích tùy chọn Enable > OK. 

Nếu cách trên không hiệu quả, hãy thực hiện theo hướng dẫn sau.

Bước 1: Tạo và nạp file ISO Windows 10 vào ổ đĩa ảo của hệ thống, ghi lại ký tự ổ đĩa ảo.

Bước 2: Mở Command Prompt với quyền Administrator. Sau đó nhập vào lệnh dưới đây:

ism /online /enable-feature /featurename:NetFx3 /All /Source:[Drive]:sourcessxs /LimitAccess

Lưu ý: Thay thế [Drive] bằng ký tự ổ đĩa ảo phù hợp.

Bước 3: Nhấn Enter để thực hiện lệnh.

Ngoài các giải pháp trên, các bạn cũng có thể thử trình khắc phục sự cố Troubleshooting tích hợp của Windows 10. Truy cập menu Start > Settings > Update and Security > Troubleshoot. Công cụ này về cơ bản có thể khắc phục hầu hết các vấn đề gặp phải trên Windows 10. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *