Hàm PV không chỉ đơn giản là một hàm tính giá trị hiện hành trong Excel, mà nó còn là một công cụ rất quan trọng trong lĩnh vực tài chính. Dùng hàm PV để định giá giá trị hiện tại của một khoản đầu tư dựa trên giả định về lãi suất, giúp đưa ra các quyết định tài chính thông minh và hiệu quả.
Hàm PV được ứng dụng và sử dụng như thế nào?, để giải đáp cho những băn khoăn này thì Blogkienthuc.edu.vn mời bạn tham khảo ngay bài viết dưới đây để hiểu chi tiết về hàm PV là gì, cũng như là cách sử dụng và ứng dụng của hàm này trong thực tế nhé!
Bạn đang đọc: Hàm PV là gì? Một số ví dụ minh họa cách sử dụng hàm tính giá trị hiện hành dễ hiểu nhất
Tìm hiểu về hàm PV
Hàm PV là gì?
Hàm PV (Present Value) là một trong nhóm các hàm tài chính, được sử dụng để tính toán giá trị hiện tại của một dòng tiền trong tương lai dựa trên một mức lãi suất cố định.
Cú pháp hàm PV
Cú pháp: =PV(rate, nper, pmt, [fv], [type])
Các đối số trong hàm PV:
- Rate: Bắt buộc. Lãi suất theo kỳ hạn.
- Nper: Bắt buộc. Tổng số kỳ thanh toán trong một niên kim.
- Pmt: Bắt buộc. Khoản thanh toán cố định mỗi kỳ trong suốt vòng đời của niên kim. Nếu trong trường hợp Pmt được bỏ qua, thì bạn cần phải đưa vào đối số Fv.
- Fv: Tùy chọn. Giá trị tương lai hoặc tổng số dư tiền mặt bạn nhận sau lần thanh toán cuối cùng. Trong trường hợp bỏ qua tham số Fv, thì hàm tính sẽ giả định nó là 0 và lúc này bạn cần đưa vào đối số Pmt.
- Type: Tùy chọn. Thời điểm thanh toán đến hạn.
- Type = 0: Thanh toán và tính lãi vào đầu kỳ.
- Type = 1: Thanh toán và tính lãi vào cuối kỳ.
- Nếu bỏ qua đối số này thì nó sẽ được mặc định bằng 0.
Một số lưu ý khi sử dụng hàm PV
Khi bạn tính giá trị hiện hành của dòng tiền bằng hàm PV trong Excel thì bạn cần lưu ý một số điểm như sau:
Dòng tiền ra (Cash outflows) được trả về sẽ ở dưới dạng hình thức số âm, và ngược lại.
Đồng nhất đơn vị sử dụng trong các tham số Rate và Nper.
Ví dụ: Bạn có một khoản vay trong kỳ hạn là 5 năm và lãi suất mỗi năm là 6%.
Trong trường hợp thanh toán định kỳ theo năm, thì lãi suất định kỳ là 6% và số kỳ thanh toán là 5, tương đương với tham số Rate và tham số Nper.
Còn nếu trong trường hợp thanh toán định kỳ theo tháng, thì Rate là 6%/12 = 0,5% và Nper là 5*12 = 60.
Ứng dụng của hàm PV trong lĩnh vực tài chính
Hàm PV trong Excel có thể được sử dụng để nhiều mục đích khác nhau trong phân tích tài chính và quản lý tài sản. Đặc biệt trong thế giới phức tạp của lĩnh vực tài chính và đầu tư, việc hiểu biết về hàm PV sẽ là chìa khóa quan trọng để đánh giá và quản lý rủi ro. Hàm PV cho phép các nhà đầu tư chuyển đổi các dòng tiền trong tương lai thành giá trị hiện tại, giúp hiểu rõ hơn về giá trị thực sự của các dự án đầu tư và quyết định tài chính. Đồng thời, hàm PV còn có thể hỗ trợ đánh giá rủi ro và tính toán lợi ích kỳ vọng của các quyết định đầu tư, từ đó giúp tăng cường hiệu suất và hiệu quả trong quản lý tài chính.
Một số ví dụ minh họa cho cách sử dụng hàm PV
Ví dụ 1
Bạn cần bao nhiêu tiền gửi vào sổ tiết kiệm ngân hàng để sau 10 năm bạn thì sẽ có 200 triệu VND, trong khi lãi suất cố định mỗi năm là 7%.
Bước 1: Bạn cần xác định các thông số như sau:
- Rate: 7%
- Nper: 10
- Pmt: 0
- Fv: 200000000
- Type: 0. Thông số này bạn có thể bỏ qua.
Bước 2: Bạn nhập vào ô tính của Excel trên màn hình máy tính theo cú pháp:
=PV(7%,10,0,200000000,0) hoặc =PV(7%,10,0,200000000), rồi bạn nhấn Enter. Lúc này, kết quả trả về sẽ là -101,669,858.43
Ngoài ra, bạn có thể tạo ra bảng tính có chứa các thông tin và thông số cần thiết để dễ dàng thực hiện tương tự như trong hình dưới đây:
Tìm hiểu thêm: Mời tải về bộ hình nền Spider-Man: Far From Home tuyệt đẹp dành cho smartphone
Sau đó, dựa theo địa chỉ các thông số, bạn có thể nhập theo cú pháp như sau: =PV(C2,C3,C4,C5,C6) . Khi đó kết quả hàm tính trả về chính là giá trị mà bạn đang muốn tìm: (VND101,669,858.43).
Ví dụ 2
Bạn cần phải cho vay bao nhiêu tiền từ khoản tiền nhàn rỗi của mình với lãi suất cố định là 10% trong vòng 2 năm, để định kỳ mỗi tháng bạn sẽ nhận được từ người vay là 2 triệu bao gồm cả gốc lẫn lãi.
Bước 1: Bạn xác định các tham số của hàm:
- Rate: 10%/12
- Nper: 2*12
- Pmt: 2000000
- Fv: 0. Tham số này bạn có thể bỏ qua.
Bước 2: Bạn nhập vào ô tính Excel cần trả kết quả theo cú pháp: =PV(10%/12,2*12,2000000,0) hoặc =PV(10%/12,2*12,2000000), rồi tiếp tục nhấn Enter. Lúc này kết quả trả về là –43,341,709.67
Ví dụ 3
Hiện tại bạn cần phải gửi sổ tiết kiệm ngân hàng bao nhiêu với lãi suất cố định mỗi năm là 7%, để sau 10 năm bạn sẽ nhận được là 500 triệu VND. Nếu vào đầu mỗi năm thì bạn dự định gửi thêm 25 triệu.
Bước 1: Xác định các tham số của bài toán:
- Rate: 7%
- Nper: 10
- Pmt: -25000000
- Fv: 500000000
- Type: 1
Bước 2: Bạn nhập cú pháp =PV(7%,10,-25000000,500000000,1) vào ô cần được trả kết quả, rồi nhấn Enter. Kết quả được trả về là –66,293,839.85
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn cách đọc ổ đĩa Mac trên Windows đảm bảo an toàn
Lời kết
Đến đây thì ắt hẳn bạn đã biết được hàm PV là gì?, cũng như tầm quan trọng và cách ứng dụng của hàm PV trong thực tế. Ngoài hàm PV, thì bạn có thể tìm hiểu thêm các hàm tài chính khác như hàm FV, hàm PMT,… để có thêm kiến thức nhé!
Xem thêm:
- Cách sử dụng Excel: 5 hàm cơ bản nhất cho người mới bắt đầu
- 10 hàm tính toán trong Excel có thể giúp bạn xử lý lượng lớn dữ liệu trong nháy mắt
Hiện tại Blogkienthuc.edu.vn đang cung cấp hàng loạt các sản phẩm gia dụng và điện máy với những ưu thế như: chất lượng cao, đa dạng mẫu mã, giá cả lại phải chăng để phục vụ cho nhu cầu của khách hàng.
Tham khảo ngay một số dòng sản phẩm iPad chất lượng tại đây.
- iPad