Hàm FV trong Excel là một hàm tính tài chính, tính toán giá trị của các dòng tiền trong tương lai dựa trên một mức lãi suất cố định. Với hàm FV, bạn có thể dự đoán được giá trị tương lai của các dự án hay các khoản đầu tư và từ đó đưa ra các quyết định tài chính thông minh.
Hàm FV được sử dụng như thế nào?, Ứng dụng hàm FV cụ thể trong trường hợp nào?, … Để giải đáp cho những băn khoăn này, Blogkienthuc.edu.vn mời bạn xem qua bài viết dưới đây để hiểu chi tiết hơn về hàm FV là gì, cũng như là cách ứng dụng hàm FV vào thực tế qua ví dụ minh họa dễ hiểu nhé!
Bạn đang đọc: Hàm FV trong Excel là gì? Một số ví dụ minh họa cách sử dụng hàm FV dễ hiểu nhất
Tìm hiểu về hàm FV
Hàm FV là gì?
Trong Excel, hàm FV (Future Value) được sử dụng để tính toán giá trị tương lai của một hoặc nhiều khoản thanh toán dựa trên một tỷ lệ lãi suất cố định.
Cú pháp hàm FV
Cú pháp hàm: =FV(Rate,Nper,Pmt,Pv,Type)
Các đối số trong hàm FV:
- Rate: Bắt buộc. Là tỷ lệ lãi suất mỗi kỳ.
- Nper: Bắt buộc. Là tổng kỳ hạn thanh toán trong một niên kim.
- Pmt: Bắt buộc. Là số tiền thanh toán cố định trong mỗi kỳ của một niên kim. Thông thường, trong đối số Pmt sẽ có chứa cả tiền gốc lẫn lãi và sẽ không chứa thêm bất kỳ khoản phí hay thuế nào khác. Nhưng nếu bạn bỏ qua đối số này thì, hàm tính sẽ mặc định nó bằng 0, và bạn cần phải thêm đối số Pv.
- Pv: Tùy chọn. Là giá trị hiện tại, tức là giá trị của khoản đầu tư hiện tại. Nếu bị bỏ trống, giá trị mặc định là 0 và lúc này bạn cần phải đưa vào đối số Pmt.
- Type: Tùy chọn. Nếu bị bỏ trống, giá trị mặc định là 0.
- Type = 0: Thanh toán và tính lãi vào đầu kỳ.
- Type = 1: Thanh toán và tính lãi vào cuối kỳ.
Một số lưu ý khi sử dụng hàm FV
Đồng nhất đơn vị sử dụng trong các tham số Rate và Nper.
Nếu các thanh toán đều là số dương, thì pmt phải là số âm; nếu các thanh toán đều là số âm, thì pmt phải là số dương.
Ứng dụng của hàm FV trong thực tế
Trên thực tế, hàm FV là một công cụ quan trọng giúp trong việc đánh giá và lập kế hoạch tài chính cá nhân và doanh nghiệp, cung cấp thông tin cần thiết cho quyết định đầu tư, vay mượn, và lập kế hoạch tài chính dài hạn.
- Định giá đầu tư: Hàm FV thường được dùng để tính toán giá trị tương lai của các khoản đầu tư. Điều này giúp nhà đầu tư đánh giá xem một khoản đầu tư cụ thể sẽ đem lại lợi nhuận bao nhiêu sau một khoảng thời gian nhất định, dựa trên tỷ lệ lãi suất và các thanh toán dự kiến.
- Quản lý hưu trí: Hàm FV có thể được sử dụng để tính toán giá trị tương lai của các tài sản hưu trí, như quỹ tiết kiệm hưu trí hay các khoản tiết kiệm khác, giúp người tiết kiệm lập kế hoạch cho tương lai của họ và xác định mục tiêu hưu trí.
- Định giá trái phiếu: Hỗ trợ các nhà đầu tư tính toán giá trị tương lai của trái phiếu dựa trên mức lãi suất và các khoản thanh toán dự kiến.
- Tính toán vay và cho vay: Người vay có thể sử dụng hàm này để tính toán tổng số tiền phải trả sau một khoảng thời gian nhất định, trong khi người cho vay có thể tính toán tổng giá trị thu về từ việc cho vay.
- Quản lý dòng tiền: Dùng hàm FV tính toán giá trị tương lai của các dòng tiền đầu vào và đầu ra, hỗ trợ dự đoán và lập kế hoạch cho tài chính của doanh nghiệp.
Ví dụ minh họa sử dụng hàm FV
Bạn muốn biết khoản tiền 10 triệu VND gửi tài khoản tiết kiệm với lãi suất mỗi năm là 7%, và bạn dự định đầu mỗi tháng bạn sẽ gửi vào đó thêm 1 triệu VND trong 1 năm, đến khi kết thúc thời hạn 12 tháng thì tài khoản của bạn sẽ có tổng tất cả là bao nhiêu tiền?
Các bạn cần chú ý phân biệt 2 trường hợp sau:
Trường hợp 1
Bước 1: Đầu tiên bạn cần xác định các tham số:
- Rate: 7%/12
- Nper: 12
- Pmt: 1000000
- Pv: 10000000
- Do số tiền số tiền gốc được gửi từ đầu kỳ trước và số tiền gửi thêm bắt đầu từ kỳ tiếp theo cho nên lúc này thì tham số Type = 0. Bạn có thể bỏ qua tham số này vì hàm tính sẽ tự động mặc định nó bằng 0.
Bước 2: Trên phần mềm Excel trong máy tính, bạn nhập cú pháp hàm vào ô tính cần trả kết quả như sau: =FV(7%/12,12,-1000000,-10000000,0) hoặc =FV(7%/12,12,-1000000,-10000000), rồi nhấn Enter thì bạn sẽ nhận được kết quả là: 23,115,486.10.
Tìm hiểu thêm: [iOS 11] Cách đổi thông báo “Nhấn home để mở khóa” ngoài màn hình khóa mà không cần Jailbreak!
Trường hợp 2
Bước 1: Bạn xác định các tham số của hàm:
Số tiền gốc gửi từ đầu kỳ trước, số tiền gửi thêm được bắt đầu gửi vào cùng đầu tháng với tiền gốc lúc này chỉ số Type = 1.
- Rate: 7%/12
- Nper: 12
- Pmt: –1,000,000
- Pv: –10,000,000
Bước 2: Bạn nhập cú pháp hàm vào ô Excel cần trả kết quả như sau: =FV(7%/12,12,-1000000,-10000000,1), rồi nhấn Enter. Lúc này, kết quả trả về sẽ là: 23,187,776.18.
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn bật Always On Display trên Android 7 Nougat
Lời kết
Qua bài viết trên thì có lẽ bạn đã hiểu rõ hơn và cách sử dụng hàm FV như thế nào rồi, ngoài hàm tính FV thì còn có nhiều hàm tính tài chính khác mà bạn có thể tìm hiểu thêm. Và việc nắm rõ các kiến thức bổ ích này sẽ là một trong những điều quan trọng giúp ích cho bạn rất nhiều trong công việc, cũng như khi bạn muốn ra các quyết định tài chính cho cá nhân hay doanh nghiệp.
Xem thêm:
- Cách sử dụng Excel: 5 hàm cơ bản nhất cho người mới bắt đầu
- Add-ins Excel là gì? Cách cài đặt ra sao? Ưu nhược điểm cần biết khi sử dụng Add-ins Excel
Hiện tại, Blogkienthuc.edu.vn luôn luôn cập nhật đa dạng các dòng sản phẩm mới chất lượng về điện máy và điện gia dụng với nhiều mức giá khác nhau, nhằm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng một cách dễ dàng hơn khi lựa chọn sản phẩm thích hợp cho gia đình.
Tham khảo ngay các dòng iPad giá tốt tại đây:
- iPad