GPU không chạy hết công suất có thể do ảnh hưởng của nhiệt độ, các thiết lập cài đặt, CPU,…để khắc phục vấn đề này, bạn có thể tiến hành kiểm tra các yếu tố trên để đưa ra hướng khắc phục hợp lý.
Với những người dùng yêu thích trải nghiệm chơi game, hoặc thường xuyên thực hiện các công việc liên quan đến đồ họa thì việc khai thác tối đa công suất của GPU là rất quan trọng. Dù đã trang bị card màn hình mạnh nhưng trong quá trình sử dụng, rất nhiều người dùng gặp phải tình trạng GPU hoạt động không hết công suất.
Bạn đang đọc: GPU không chạy hết công suất: Nguyên nhân và cách xử lý
Việc GPU không chạy hết công suất khi “chinh chiến” những tựa game cấu hình cao ảnh hưởng rất nhiều đến trải nghiệm người dùng. Cùng đi tìm nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này qua bài viết sau để có những trải nghiệm mượt mà nhất nhé.
Nguyên nhân GPU không chạy hết công suất
GPU là tổ hợp chữ cái viết tắt của “Graphics Processing Unit”, tức là “đơn vị xử lý đồ họa”. Đây là một loại bộ vi xử lý đặc biệt được thiết kế để xử lý các tác vụ đồ họa và video. GPU được sử dụng trong các máy tính, máy chủ, điện thoại di động, máy tính bảng và các thiết bị điện tử khác để cải thiện hiệu suất xử lý đồ họa.
Có một số nguyên nhân chính khiến GPU không chạy hết công suất như:
- Do ảnh hưởng của nhiệt độ: GPU có thể bị giới hạn bởi nhiệt độ, khi nhiệt độ quá cao, GPU sẽ giảm tần số và hiệu năng để giữ cho nhiệt độ ở mức an toàn. Nếu hệ thống tản nhiệt không đủ tốt hoặc bị tắc nghẽn bởi bụi bẩn sẽ làm tăng nhiệt độ của GPU và gây ra giảm hiệu suất. Bạn có thể dùng các phần mềm kiểm tra nhiệt độ như NZXT CAM, Speccy, Open Hardware Monitor hay HWMonitor để xem liệu nhiệt độ của card có đang ở mức an toàn hay không.
- Khi bạn thiết lập hoạt động của GPU quá thấp: Lúc này, GPU sẽ không hoạt động được ở mức độ tối đa. Hoặc nếu CPU bị hạn chế cũng có thể ảnh hưởng đến GPU và làm giảm hiệu suất của nó. Ví dụ nếu bạn đang chạy một ứng dụng đòi hỏi nhiều tài nguyên CPU thì điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoạt động tối đa của GPU.
- Ứng dụng hoặc trò chơi mà bạn đang chạy không đòi hỏi tài nguyên đồ họa nhiều: Khi đó, GPU sẽ không cần hoạt động ở mức độ tối đa để đáp ứng nhu cầu. Ngược lại, khi GPU phải hoạt động liên tục trong một thời gian dài thì lúc này GPU có thể tự giảm hiệu suất để làm giảm nhiệt độ.
Như vậy, có nhiều nguyên nhân khiến GPU không chạy hết công suất, và để khắc phục vấn đề này, bạn có thể kiểm tra các yếu tố như nhiệt độ, thiết lập GPU hoặc căn cứ vào tình trạng sử dụng để xác định.
Cách khai thác tối đa công suất GPU
Nếu muốn GPU hoạt động hết công suất, bạn cần thực hiện một số bước kiểm tra và thiết lập. Trước hết, hãy kiểm tra nhiệt độ, nếu GPU bị giới hạn bởi nhiệt độ, bạn có thể tăng hiệu suất của GPU bằng cách cải thiện hệ thống tản nhiệt, trang bị các quạt tản nhiệt mạnh hơn, làm sạch bụi bẩn trong hệ thống tản nhiệt để đảm bảo nhiệt độ ổn định.
Tìm hiểu thêm: Mi Remote Controller là gì? Ứng dụng điều khiển thiết bị thông minh qua điện thoại
Trường hợp GPU được thiết lập hoạt động dưới giới hạn tốc độ cho phép, bạn có thể tăng giới hạn này để GPU hoạt động ở mức độ tối đa. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng hệ thống tản nhiệt được trang bị có thể xử lý được mức độ nhiệt độ tăng lên khi tăng giới hạn.
Lưu ý là nếu CPU bị hạn chế nguồn lực thì điều này cũng có thể ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu suất của GPU. Bạn có thể nâng cấp CPU để tăng hiệu suất của GPU và có những trải nghiệm giải trí, làm việc mượt mà hơn. Còn khi GPU không đủ cấu hình và bộ nhớ để đáp ứng nhu cầu đồ họa của bạn, bạn có thể nâng cấp GPU hoặc tăng dung lượng bộ nhớ để cải thiện hiệu suất.
Cập nhật Driver có thể giúp giảm thiểu các vấn đề liên quan đến đồ họa. Bạn có thể tải driver mới nhất từ trang web của nhà sản xuất và tiến hành cài đặt. Nếu như GPU bị lỗi hoặc bị hỏng thì bạn có thể kiểm tra GPU trên một thiết bị khác. Bạn có thể liên hệ sửa chữa hoặc đổi mới nếu vẫn còn trong thời hạn bảo hành.
>>>>>Xem thêm: Main H110 hỗ trợ CPU nào? Những lưu ý khi chọn main H110 vào thời điểm hiện tại?
Trên đây là các thông tin liên quan đến nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng GPU không chạy hết công suất. Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm những thông tin cần biết để chủ động hơn trong quá trình trải nghiệm.
Xem thêm:
Mẹo cài đặt GPU tối ưu cho ứng dụng và trò chơi trên Windows 11
Cách chọn mua card màn hình chơi game cho trải nghiệm siêu mượt