Chắc chắn bạn hoàn toàn biết Google là gì, nhưng với Google Scholar thì sao? Đây là một bộ máy tìm kiếm cũng thuộc Google nhưng thuộc mảng học thuật nhiều hơn. Hãy cùng khám phá chi tiết hơn trong bài viết này nhé.
Google Scholar là gì?
Google Scholar (GS) là một công cụ tìm kiếm chuyên về học thuật, kiến thức, khoa học miễn phí phát triển bởi Google. Thay vì tìm kiếm tất cả thông tin liên quan như phiên bản Google, thì Google Scholar chỉ tìm kiếm và truy xuất kho lưu trữ của các nhà xuất bản, trường đại học hoặc trang web chuyên về học thuật.
Bạn đang đọc: Google Scholar là gì? Cách sử dụng Scholar hiệu quả
Đây có thể coi là một biến thể con trong Google tìm kiếm. Các từ khóa tìm đều tự động, nhưng cốt lõi vẫn là từ nguồn web học thuật đáng tin cậy.
Những ưu điểm của Google Scholar
Bạn có thể thắc mắc chúng ta có thể sử dụng Google bình thường để tìm kiếm, tại sao lại cần đến Google Scholar?
Giao diện trên Google Scholar khá giống với trên Google tìm kiếm thông thường. Tuy nhiên sẽ có một số khác biệt hữu ích hơn như:
- Các đường dẫn cho phép bạn khám phá sách hay tác phẩm nào đã trích dẫn.
- Khám phá thêm các tác phẩm, sách, báo, bài nghiên cứu liên quan đến vấn đề mà bạn đang tìm kiếm.
- Dễ dàng tìm được sách, đường dẫn tới báo cáo khoa học gồm toàn văn.
- Đánh dấu trực tiếp các tài liệu bạn quan tâm để có thể truy cập lại sau này bằng chính tài khoản Google.
Chức năng tìm kiếm trong Google Scholar hoàn toàn miễn phí nhưng nội dung chi tiết trong sách, báo, bài nghiên cứu liên quan có thể bạn sẽ phải trả phí để có toàn văn. Nhưng hiện tại kết quả tìm kiếm của Google Scholar vẫn đang ưu tiên tính liên quan cao nhất đến vấn đề bạn đang tìm kiếm và tài liệu không tính phí.
Điểm qua lịch sử phát triển của Google Scholar
Người tiên phong tạo ra Google Scholar đó là Anurag Acharya, ông đã tham gia vào phát triển Google Scholar từ những năm 2004. Thông tin dưới đây điểm qua một số mốc thời gian đáng chú ý trong quá trình phát triển của Google Scholar.
- Tháng 6 năm 2010: Google Scholar Alerts được ra mắt.
- Tháng 11 năm 2011: Google Scholar Citations được ra mắt.
- Tháng 4 năm 2012: Google Scholar Metrics được phát hành lần đầu tiên.
- Tháng 5 năm 2012: Thay đổi hoàn toàn giao diện Google Scholar.
- Tháng 10 năm 2012: Giới thiệu tính năng trích dẫn và cho phép lấy trích dẫn MLA, APA từ một bài báo.
- Tháng 11 năm 2013: Thư viện Google Scholar được phát hành cho phép người dùng lưu các bài báo được tìm thấy trong Google Scholar vào thư viện cá nhân.
- Tháng 6 năm 2016: Các đề xuất truy vấn giống các tìm kiếm thông thường của Google cũng có sẵn trong Google Scholar.
- Tháng 8 năm 2016: Khả năng thêm nhãn vào bài viết được lưu trữ trong thư viện Google Scholar cá nhân của người dùng.
- Tháng 9 năm 2017: Thiết kế lại trang kết quả Google Scholar.
- Tháng 3 năm 2018: Cải thiện trải nghiệm cho điện thoại di động.
- Tháng 8 năm 2018: Số liệu học giả năm 2018 được công bố.
Cách sử dụng Google Scholar hiệu quả
Mặc dù Google Scholar giới hạn mỗi tìm kiếm tối đa chỉ hiển thị 1.000 kết quả nhưng với theo thống kê 10 kết quả đầu đa số sẽ phù hợp nhất với từ khóa mà bạn tìm kiếm. Dưới đây sẽ là một số cách sử dụng Google Scholar hiệu quả hơn.
Sử dụng từ khóa thay vì một câu đầy đủ
Sử dụng một câu quá dài sẽ khiến Google Scholar có thể không tìm được kết quả phù hợp so với chỉ dùng một từ khóa ngắn. Chính vì vậy, bạn nên mô tả chuẩn xác chủ đề tìm kiếm, thay vì gõ quá dài.
Thêm năm vào cụm từ tìm kiếm
Khi bạn thêm năm vào từ khóa bạn đang tìm kiếm. Ví dụ ô tô tự lái 2015, thì Google Scholar sẽ trả về các kết quả là những tài liệu liên quan được xuất bản năm 2015.
Tìm hiểu thêm: 3 cách tra cứu đơn hàng Viettel Post cực chính xác mới 2023
Sử dụng dấu ngoặc kép để tìm kiếm một cụm từ chính xác
Nếu bạn đặt cụm từ tìm kiếm của mình vào trong dấu ngoặc kép, bạn có thể tìm kiếm các kết quả khớp chính xác cụm từ đó trong tiêu đề hoặc nội dung của tài liệu. Nếu không có ngoặc kép, Google sẽ trả về các kết quả từng từ riêng biệt.
Thanh điều hướng bên trái để điều chỉnh kết quả tìm kiếm
Nếu kết quả tìm kiếm vấn đề của bạn quá nhiều, bạn có thể sử dụng thanh tùy chọn bên trái màn hình để thu hẹp kết quả hơn nữa bằng cách giới hạn năm tìm kiếm, loại trừ các bằng sở hữu trí tuệ, sáng chế, mức độ liên quan…
Phạm vi tài liệu và giới hạn của Google Scholar
Không có tuyên bố chính thức nào về độ lớn của dữ liệu trong thư viện tìm kiếm của Scholar, nhưng các trang công nghệ uy tín ước tích là có khoảng 160 triệu tài liệu và nó được bổ sung vài triệu tài liệu hàng năm.
>>>>>Xem thêm: 3 cách tải nhạc về máy tính nhanh chóng nhất
Hiện tại Google Scholar có các loại xuất bản sau:
- Bài báo trên các tạp chí: Đây là sự kết hợp của các bài báo từ các tạp chí đã được duyệt đăng, đa phần là các tạp chí khoa học.
- Sách: Đóng vai trò liên kết tới các nguồn sách với phiên bản giới hạn, đôi khi cũng có thể cung cấp đầy đủ dạng ebook.
- Các chương sách hay đầu mục tóm tắt sách
- Bản lưu từ các hội nghị, hội thảo khoa học: Đây cũng là một nguồn thông tin chính được Google Scholar truy xuất nếu có các bản ghi lại.
- Bằng sáng chế: Google Scholar chỉ tìm kiếm bằng sáng chế, nếu tùy chọn này được cài đặt ở thanh bên trái giao diện tìm kiếm của bạn.
Khi sử dụng Google Scholar, bạn cũng nên lưu ý, thông tin không phải được các chuyên gia trong ngành giới thiệu kết quả, mà chỉ truy xuất và hiển thị các tài liệu liên quan. Nên bạn cần chọn lọc nguồn tài liệu uy tín và có xác thực nhé.
Hy vọng những thông tin chia sẻ về Google Scholar sẽ giúp bạn có thêm nhiều nguồn thông tin tham khảo trong quá trình học tập hay nghiên cứu một lĩnh vực cụ thể nào đó. Nếu thấy bài viết hay, hãy chia sẻ cho bạn bè, người thân nhé.
Xem thêm:
Notion là gì? Cùng khám phá những tính năng nổi bật của Notion
Bullet Journal là gì? Cách tạo một Bullet Journal Notion chi tiết