Bạn đang sở hữu cả iPhone và Mac và đang muốn ghép nối chúng với nhau nhưng không biết làm thế nào? Trong bài viết này, Blogkienthuc.edu.vn sẽ hướng dẫn chi tiết cách khác nhau để kết nối hai thiết bị này thành một thực thể duy nhất.
Trước khi bắt đầu thực hiện, để ghép nối iPhone với máy Mac thành công bạn cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện theo yêu cầu sau:
Bạn đang đọc: Ghép nối iPhone và máy Mac, bạn đã biết cách?
- iPhone chạy phiên bản iOS mới nhất
- Máy Mac chạy phiên bản macOS mới nhất
- Tài khoản Apple ID đang hoạt động
- Một mạng không dây mà cả iPhone và Mac đều có thể kết nối.
- Cáp USB-A-to-Lightning hoặc cáp USB-C-to-Lightning
- Đăng nhập iPhone và MacBook cùng Apple ID
Để đảm bảo việc ghép nối thành công các thiết bị Apple với nhau, bắt buộc các thiết bị này sử dụng cùng một tài khoản Apple với cùng một địa chỉ email @iCloud.com. Khi đăng nhập cùng một tài khoản Apple ID sẽ đảm bảo dữ liệu sẽ được đồng bộ hóa giữa hai thiết vì iCloud là nền tảng hoạt động như cầu nối.
Đăng nhập iPhone và máy Mac cùng một tài khoản Apple ID
Trên iPhone
Để đăng nhập vào tài khoản Apple ID trên iPhone, bạn mở ứng dụng Settings > Sign in to your iPhone ở trên cùng.
Sau đó nhập Apple ID và mật khẩu trên màn hình tiếp theo và nếu được yêu cầu, hãy nhập mã xác minh gồm sáu chữ số sẽ được gửi đến điện thoại của bạn hoặc bất kỳ thiết bị Apple nào khác.
Trong trường hợp đã đăng nhập tài khoản Apple nhưng muốn sử dụng tài khoản khác để ghép nối iPhone với máy Mac, thì phải đăng xuất khỏi tài khoản đó. Để đăng xuất khỏi tài khoản Apple, mở ứng dụng Settings > bấm vào tên tài khoản của bạn, sau đó bấm nút Sign Out ở phía dưới.
Trên màn hình tiếp theo, nhập mật khẩu Apple ID của bạn và kích vào liên kết Turn Off ở góc trên cùng bên phải.
Bây giờ bạn sẽ đăng xuất khỏi tài khoản Apple hiện có. Sau đó có thể làm theo các bước đầu tiên ở trên để đăng nhập vào đúng tài khoản Apple.
Trên máy Mac
Để đăng nhập vào tài khoản Apple ID trên máy Mac cùng một tài khoản trên iPhone, truy cập công cụ System Preferences từ Launchpad, Dock hoặc Finder. Trong cửa sổ System Preferences hiển thị, kích tùy chọn Sign In ở góc trên cùng bên phải.
Sau đó nhập Apple ID và mật khẩu tài khoản cũng như mã xác minh gồm sáu chữ số nếu được nhắc.
Nếu đã đăng nhập vào máy Mac bằng tài khoản khác, bạn hãy thay đổi sang địa chỉ iCloud trùng với địa chỉ trên iPhone bằng cách mở System Preferences và kích tùy chọn Apple ID.
Trên cửa sổ tiếp theo, chọn tab Overview từ khung bên trái, sau đó bấm nút Sign Out… ở góc dưới cùng bên phải để đăng xuất khỏi tài khoản Apple hiện có. Bây giờ hãy đăng nhập vào đúng tài khoản Apple mà bạn sẽ thực hiện ghép nối với iPhone.
Cách ghép nối iPhone với máy Mac
Vì cùng thuộc một hệ sinh thái của Apple nên iPhone và Mac của Apple có thể được ghép nối với nhau dễ dàng theo nhiều cách, hầu hết quá trình ghép nối hai thiết bị đều không cần cáp kết nối. Chi tiết các cách ghép nối cụ thể như sau:
Ghép nối iPhone và máy Mac bằng kết nối có dây
Cách đơn giản, phổ biến và cũng được sử dụng nhiều nhất để ghép nối iPhone và máy Mac đó là sử dụng kết nối có dây. Khi cả iPhone và Mac được bật nguồn, hãy kết nối hai thiết bị với nhau thông qua cáp USB-to-Lightning.
Sau khi kết nối iPhone với máy Mac bằng cáp kết nối, bạn có thể bắt đầu đồng bộ dữ liệu trên máy Mac bằng cách mở ứng dụng Finder.
Trong cửa sổ ứng dụng Finder hiển thị bạn sẽ thấy iPhone xuất hiện ở khung bên trái phía dưới cùng. Nếu không thấy iPhone hiển thị, kích vào mục Locations ở phía dưới sau đó kích vào iPhone xuất hiện trong danh sách.
Nếu là lần đầu tiên kết nối iPhone với máy Mac, bấm nút Trust ở khung bên phải trong hộp thoại nhắc nhở xuất hiện trên màn hình. Như vậy kể từ lần kết nối sau, khi kết nối iPhone trở lại máy Mac bạn sẽ không thấy hộp thoại này xuất hiện nữa.
Trên iPhone bạn cũng sẽ thấy hộp thoại “Trust This Computer” hiển thị, bấm nút Trust để xác nhận kết nối với máy Mac. Sau đó, nhập mật khẩu đăng nhập iPhone để phê duyệt.
Như vậy bạn đã có thể truy cập iPhone của mình cùng với tất cả các dữ liệu trong thiết bị từ ứng dụng Finder trên máy Mac. Để đồng bộ hóa tất cả dữ liệu từ iPhone với máy Mac, chỉ cần chọn thẻ General sau đó bấm nút Sync ở góc dưới cùng bên phải.
Để đồng bộ hóa các tệp và dữ liệu đã chọn từ máy Mac với iPhone, bạn có thể chọn các tab tương ứng ở trên cùng và kích tùy chọn Sync… onto iPhone ở trên cùng.
Để lưu các bản sao lưu của iPhone vào máy Mac, chọn thẻ General sau đó kích tùy chọn Back up all of the data on your iPhone to this Mac dưới mục Backups, sau cùng bấm nút Back Up Now.
Ghép nối iPhone và máy Mac bằng iCloud
Có lẽ cách đơn giản và dễ dàng nhất để ghép nối iPhone và máy Mac là sử dụng iCloud. Khi hai thiết bị đăng nhập vào cùng một tài khoản Apple, bạn có thể chia sẻ không dây tất cả dữ liệu của mình giữa hai thiết bị, ngay cả khi chúng được kết nối với các mạng di động hoặc Wi-Fi khác nhau.
Để cấu hình iCloud trên iPhone, hãy mở ứng dụng Settings > nhấn vào tên tài khoản ở trên cùng.
Trên trang Apple ID, bấm chọn iCloud. Sau đó bật iCloud cho những ứng dụng và dịch vụ mà bạn muốn đồng bộ. Không nhất thiết phải đồng bộ hóa tất cả dữ liệu lên iCloud đặc biệt là khi bạn chỉ sở hữu tài khoản iCloud miễn phí với giới hạn 5GB dung lượng lưu trữ.
Lời khuyên là bạn chỉ nên đồng bộ lịch, danh bạ, ghi chú, tin nhắn… những dữ liệu chiếm ít dung lượng. Nếu bạn chọn để đồng bộ ảnh, video, nhạc… thì rất nhanh chóng tài khoản iCloud của bạn bị đầy và buộc phải xóa bớt chúng đi, nếu không khi dữ liệu mới được thêm vào sẽ không thể đồng bộ hóa tự động với máy Mac hoặc các thiết bị khác của Apple.
Trường hợp bạn muốn máy Mac và các thiết bị Apple khác ghi nhớ mật khẩu và thông tin quan trọng khác đã lưu trên iPhone, chọn tùy chọn Keychain trên màn hình này. Sau đó bật tùy chọn iCloud Keychain lên và mật khẩu trên iPhone cũng sẽ được đồng bộ cũng như sao lưu đầy đủ trên máy Mac.
Để bật iCloud trên macOS và chọn những dữ liệu cần đồng bộ hóa với iPhone, bạn truy cập menu Apple > System Preferences.
Trong cửa sổ System Preferences hiển thị kích tùy chọn Apple ID. Sau đó chọn iCloud ở khung bên trái trong cửa sổ mới.
Ở khung bên phải của cửa sổ Apple ID, hãy chọn ứng dụng và dịch vụ bạn muốn đồng bộ hóa qua iCloud với iPhone. Tương tự như cách thực hiện trên iPhone, bạn có thể chọn danh bạ, lịch, khóa bảo mật, ghi chú… tùy theo nhu cầu.
Trong trường hợp cần tùy chỉnh chi tiết hơn cho nội dung sao lưu, bạn bấm nút Options ở bên phải của ứng dụng hoặc tính năng đó và làm theo hướng dẫn trên màn hình để thay đổi theo nhu cầu.
Ghép nối iPhone và máy Mac bằng kết nối Wi-Fi
Đây cũng là một trong những giải pháp ghép nối được sử dụng phổ biến nhất hiện nay khi ghép nối iPhone và máy Mac. Tất nhiên để đồng bộ hóa giữa hai thiết bị, yêu cầu iPhone và máy Mac phải được kết nối với cùng một mạng Wi-Fi.
Để cài đặt đồng bộ hóa không dây với kết nối Wi-Fi, đầu tiên cần kết nối cả hai thiết bị với mạng Wi-Fi hiện có, sau đó kết nối iPhone với máy Mac bằng cáp kết nối đi kèm. Tiếp theo mở ứng dụng Finder trên máy Mac và chọn iPhone từ thanh bên trái.
Chọn thẻ General ở khung bên phải thông tin iPhone, sau đó kích tùy chọn Show this iPhone when on Wi-Fi. Cuối cùng bấm nút Apply ở góc dưới cùng bên phải.
Bây giờ iPhone và máy Mac vẫn sẽ kết nối với nhau tự động ngay cả khi bạn ngắt kết nối cáp của thiết bị khỏi máy Mac.
Khi cả hai đã kết nối với cùng một mạng Wi-Fi, bạn có thể sao lưu hoặc đồng bộ hóa các bản sao lưu iPhone trên máy Mac hoặc đồng bộ hóa dữ liệu trên máy Mac với iPhone dễ dàng.
Gọi và nhận cuộc gọi iPhone trên máy Mac
Không chỉ hỗ trợ đồng bộ dữ liệu, Apple còn cho phép người dùng máy Mac thực hiện cuộc gọi hoặc nhận các cuộc gọi đến iPhone từ trực tiếp máy Mac mà không cần cầm iPhone. Đây là một giải pháp rảnh tay tương đối hiệu quả, nhất là khi bạn làm việc ở văn phòng và thường ngồi trên máy tính Mac.
Để sử dụng tính năng này, cả máy Mac và iPhone phải đăng nhập cùng một Apple ID, đăng nhập vào FaceTime bằng cùng một Apple ID và được kết nối với cùng một mạng Wi-Fi.
Để ghép nối iPhone với máy Mac và thực hiện cuộc gọi điện thoại, mở ứng dụng Settings > Phone > Calls on Other Devices.
Trên màn hình tiếp theo, chuyển thiết lập Allow Calls on Other Devices ở trên cùng sang trạng thái On.
Sau khi bật, hãy chờ một chút để iPhone quét và kiểm tra. Sau đó hiển thị MacBook hoặc máy Mac dưới mục Allow Calls On (Cho phép bật cuộc gọi). Bây giờ chỉ cần bật nút gạt bên phải thiết bị macOS mà bạn muốn nhận cuộc gọi điện thoại từ iPhone.
Như vậy từ giờ trở đi, bạn có thể thực hiện cuộc gọi trực tiếp trên máy Mac mà không cần sử dụng iPhone. Ngoài ra Apple cũng cho phép chuyển các cuộc gọi đang diễn ra từ iPhone sang Mac hoặc ngược lại bằng cách. Khi đang trong cuộc gọi trên iPhone, bạn bấm vào biểu tượng cái loa Audio ngoài bên trong màn hình cuộc gọi, sau đó chọn tùy chọn MacBook từ danh sách xổ xuống.
Khi cần quay trở lại cuộc gọi với iPhone, chỉ cần nhấn vào biểu tượng Audio một lần nữa và chọn iPhone từ menu xổ xuống.
Để ghép nối máy Mac với iPhone và thực hiện các cuộc gọi điện thoại, đầu tiên cần mở ứng dụng FaceTime trên máy Mac. Sau đó, truy cập menu FaceTime > Preferences…
Trong cửa sổ Preferences hiển thị, chọn thẻ Settings ở trên cùng và kích tùy chọn Calls From iPhone ở phía dưới.
Sau khi được kích hoạt, tất cả các cuộc gọi đến từ iPhone sẽ được chuyển sang máy Mac và bạn cũng có thể bắt đầu cuộc gọi từ ứng dụng FaceTime trên thiết bị này.
Để thực hiện cuộc gọi trên máy Mac, mở ứng dụng FaceTime và bấm vào biểu tượng điện thoại ở bên phải tên của người cần gọi trong danh sách. Ngoài ra trên máy Mac, bạn cũng có thể thực hiện cuộc gọi bằng cách chọn một số từ Contacts, Calendar, Safari hoặc bất kỳ ứng dụng nào khác có sẵn.
Ngược lại khi nhận cuộc gọi điện thoại từ iPhone chuyển đến máy Mac, bạn sẽ thấy một biểu ngữ xuất hiện ở góc trên cùng bên phải của màn hình. Chỉ cần bấm nút Accept để nhận cuộc gọi đến.
Bật Handoff trên iPhone và Mac
Với tính năng Handoff, bạn có thể bắt đầu một công việc nào đó trên một thiết bị Apple và tiếp tục công việc dở dang đó trên một thiết bị khác một cách liền mạch cho dù ở bất kỳ nơi đâu.
Tính năng Handoff hiện hỗ trợ rất nhiều ứng dụng và tương thích hầu hết các thiết bị Apple như iPhone, Mac, iPad hoặc Apple Watch. Các ứng dụng được hỗ trợ phổ biến như Mail, Maps, Safari, Reminders, Calendar, Contacts, Pages, Numbers, Keynote và thậm chí một số ứng dụng của bên thứ ba.
Để tính năng Handoff hoạt động trên iPhone và Mac một cách hiệu quả, bạn cần đảm bảo cả iPhone và Mac đăng nhập vào cùng một Apple ID. Ngoài ra kết nối Wi-Fi và Bluetooth được bật trên cả hai thiết bị.
Để ghép nối iPhone với máy Mac bằng Handoff, hãy mở ứng dụng Settings > General > AirPlay & Handoff.
Tìm hiểu thêm: Cách tải Google Meet và cài đặt Google Meet cho MacBook và máy tính Windows
Trên màn hình tiếp theo, hãy chuyển thiết lập Handoff từ trạng thái Off (màu xám) sang On (màu xanh).
Khi chuyển các công việc dở dang từ máy Mac sang iPhone, bạn sẽ thấy tùy chọn Handoff hiển thị dưới dạng biểu ngữ ở cuối màn hình iPhone khi truy cập danh sách đa nhiệm.
Để ghép nối máy Mac với iPhone bằng Handoff, truy cập menu Apple > System Preferences > General.
Trong cửa sổ mới hiển thị, kích tùy chọn Allow Handoff between this Mac and your iCloud devices ở gần phía dưới cùng để bật tính năng Handoff trên máy Mac.
Sau khi tính năng Handoff được bật trên cả hai thiết bị, bạn có thể sử dụng Handoff để tiếp tục các công việc dở dang trên iPhone sang Mac bằng cách kích vào biểu tượng Handoff của ứng dụng từ thanh Dock.
Chuyển tiếp tin nhắn văn bản từ iPhone sang Mac
Không chỉ iPhone có ứng dụng Messages mà trên máy Mac cũng có ứng dụng tương tự. Tuy nhiên, giống như thực hiện cuộc gọi ở trên bạn cũng có thể ghép nối iPhone với máy Mac để nhận tin nhắn SMS trên iPhone và cũng có thể trả lời ở dạng văn bản.
Apple thực hiện điều này bằng cách thông qua tính năng Text Message Forwarding (Chuyển tiếp tin nhắn văn bản), tính năng này khi được bật sẽ cho phép bạn gửi và nhận tin nhắn SMS trực tiếp trên máy Mac.
Để bật tính năng Text Message Forwarding, mở ứng dụng Settings > Messages > Text Message Forwarding.
Trên màn hình tiếp theo, hãy bật nút bên phải tên máy Mac của bạn xuất hiện trong danh sách. Như vậy từ sau tất cả các tin nhắn SMS của bạn được gửi đến iPhone cũng sẽ được chuyển tiếp đến máy Mac trong danh sách vừa được chọn.
Để nhận tin nhắn từ iPhone trên máy Mac, bạn cũng cần phải thay đổi cài đặt trên ứng dụng Messages. Mở ứng dụng Messages trên máy Mac và đi tới menu Messages > Preferences…
Kích chọn thẻ iMessage trong cửa sổ mới, sau đó kích chọn tất tất cả các số điện thoại hiển thị dưới mục You can be reached for messages at.
Trong cùng một cửa sổ, chọn số điện thoại chính của bạn từ danh sách dưới mục Start new conversations from.
Tùy chọn này để đảm bảo rằng bất kỳ nội dung trả lời tin nhắn nào được gửi từ máy Mac đều được gửi qua số điện thoại được chọn chứ không phải địa chỉ email iCloud của bạn.
Ghép nối iPhone và máy Mac bằng điểm phát sóng di động
Hệ điều hành iOS của Apple có sẵn tính năng Hotspot (điểm truy cập) cho phép bạn kết nối máy Mac với dữ liệu di động của iPhone thông qua điểm phát sóng cá nhân. Khi được ghép nối thành công, máy Mac có thể kết nối và duyệt web bằng dữ liệu di động được chia sẻ trên iPhone. Để tính năng này hoạt động, cả iPhone và Mac phải cùng đăng nhập vào cùng một Apple ID.
Việc đầu tiên bạn cần làm là kích hoạt dữ liệu di động trên iPhone và sau đó bật điểm phát sóng. Để thực hiện, mở ứng dụng Settings > Mobile Data. Sau đó bật thiết lập Mobile Data ở trên cùng lên để bật dữ liệu di động trên iPhone.
Tiếp theo quay trở lại màn hình ứng dụng Settings > Personal Hotspot.
Sau đó chuyển thiết lập Allow Others to Join ở trên cùng từ Off sang On để cho phép các thiết bị khác kết nối điểm phát sóng di động này trên iPhone.
Trong hộp thoại popup hiển thị, chọn tùy chọn Turn on Wi-Fi and Bluetooth để bật điểm phát sóng di động này trên iPhone.
Như vậy bạn đã kích hoạt thành công điểm truy cập cá nhân trên iPhone. Bây giờ đã đến lúc kết nối Mac với điểm phát sóng này.
Trên máy Mac để kết nối với điểm phát sóng từ iPhone, kích vào biểu tượng Wi-Fi trên thanh Menu, trong menu xổ xuống chuyển thiết lập bên phải tùy chọn Wi-Fi từ Off sang On
Máy Mac sẽ quét hệ thống và tìm các điểm truy cập Wi-Fi trong khu vực lân cận. Lúc này tên điểm phát sóng di động của iPhone cũng sẽ xuất hiện trong danh sách dưới mục Personal Hotspot cùng với các mạng khác. Để kết nối với điểm phát sóng của iPhone, kích vào tên điểm phát sóng tương ứng.
Khi kết nối giữa máy Mac và iPhone được thiết lập, bạn sẽ thấy biểu tượng của điểm phát sóng trên iPhone chuyển sang màu xanh lam.
Cùng với đó biểu tượng Wi-Fi trên thanh Menu cũng sẽ chuyển sang biểu tượng Personal Hotspot.
Ghép nối iPhone và máy Mac qua Bluetooth
Không chỉ hỗ trợ kết nối Wi-Fi hay điểm truy cập di động, người dùng iPhone có thể ghép nối với máy Mac thông qua kết nối Bluetooth để chia sẻ dữ liệu, sử dụng AirDrop, Handoff và các tính năng khác liên tục. Để tính năng này hoạt động, bạn cần bật Bluetooth trên cả iPhone và Mac.
Kích hoạt kết nối Bluetooth trên iPhone bằng cách truy cập ứng dụng Settings > Bluetooth và bật kết nối Bluetooth lên.
Tiếp theo bạn sẽ thấy danh sách các thiết bị đã kết nối với iPhone gần đây hiển thị dưới mục My Devices. Nếu chưa kết nối máy Mac với iPhone, bạn chỉ cần bấm chọn máy Mac trong danh sách muốn kết nối dưới mục Other Devices.
Để bật kết nối Bluetooth trên máy Mac, bạn truy cập menu Apple > System Preferences. Trong cửa sổ tiếp theo, kích chọn mục Bluetooth và bấm nút Turn Bluetooth On trong cửa sổ mới hiển thị.
Máy Mac sẽ quét tìm và hiển thị các thiết bị có thể kết nối dưới mục Devices ở khung bên phải. Để kết nối máy Mac với iPhone chỉ cần kích chọn tên iPhone trong danh sách và bấm nút Connect ở góc dưới cùng bên phải.
Để đảm bảo tính bảo mật, bạn sẽ được yêu cầu nhập mã xác thực trên máy Mac cần xác minh với mã hiển thị trên iPhone.
Bạn cũng có thể phải phê duyệt kết nối trên iPhone để tiếp tục. Khi kết nối thành công, iPhone sẽ xuất hiện dưới mục Devices trên máy Mac và được gắn nhãn là Connected.
Ghép nối iPhone và máy Mac qua AirDrop
Nếu chỉ đơn thuần là ghép nối iPhone với máy Mac để chia sẻ dữ liệu thì AirDrop sẽ là lựa chọn tốt nhất. Với AirDrop, bạn có thể chia sẻ bất kỳ dữ liệu gì giữa các thiết bị Apple và thậm chí với iPhone, iPad và Mac của những người khác.
Bạn có thể sử dụng tính năng này để chia sẻ hình ảnh, video, tài liệu, liên kết, ghi chú, vị trí, danh bạ… và các mục khác có thể được chia sẻ từ ứng dụng.
Để sử dụng Airdrop,cần đảm bảo kết nối Wi-Fi và Bluetooth trên iPhone và Mac được bật. Tính năng Personal Hotspot trên iPhone đã tắt và iPhone và Mac đặt gần nhau.
Để bật AirDrop trên iPhone, khởi chạy Control Center và chạm và giữ vào biểu tượng Wi-Fi hoặc biểu tượng Bluetooth.
Ngay lập tức menu mạng trong được mở rộng với nhiều tùy chọn hơn. Bây giờ chỉ cần nhấn vào biểu tượng Airdrop hiển thị trong danh sách để bật.
Trong menu tiếp theo hiển thị, chọn tùy chọn Contacts Only hoặc Everyone tùy theo nhu cầu sử dụng. Cả hai tùy chọn trên để đảm bảo iPhone có thể được phát hiện bởi những người có chi tiết liên hệ mà bạn đã lưu hoặc với mọi người xung quanh.
Bật Airdrop trên iPhone cũng được dùng để khi bạn muốn nhận dữ liệu từ máy Mac hoặc một thiết bị Apple khác.
Để chia sẻ dữ liệu từ iPhone sang máy Mac qua Airdrop, hãy duyệt đến vị trí dữ liệu, ảnh, video, ứng dụng… trên iPhone cần chia sẻ và mở lên. Sau đó nhấn vào biểu tượng Share (thường hiển thị ở cuối màn hình).
Trong menu Share hiển thị, chọn tùy chọn AirDrop. Trên màn hình tiếp theo, bạn sẽ thấy tất cả các thiết bị Apple được bật AirDrop. Tại đây, chỉ cần nhấn vào tên máy Mac hiển thị trong danh sách để chuyển dữ liệu.
Quá trình chuyển dữ liệu sẽ bắt đầu sau khi máy Mac chấp nhận và bạn sẽ nghe thấy âm thanh thông báo. Sau khi chuyển dữ liệu hoàn tất, bạn sẽ nghe thấy âm thanh thông báo cho biết quá trình truyền dữ liệu đã hoàn tất.
Để bật AirDrop trên máy Mac, kích vào biểu tượng Control Center từ thanh Menu ở trên cùng. Trong menu xổ xuống, kích vào biểu tượng Airdrop để bật tính năng này.
Khi được bật, kết nối Bluetooth trên máy Mac mặc định cũng sẽ được bật. Tiếp theo kích vào biểu tượng mũi tên ở phía bên phải của kết nối AirDrop.
Chọn Contacts Only hoặc Everyone tương tự như trên iPhone để đảm bảo máy Mac có thể được phát hiện bởi những người có chi tiết liên hệ mà bạn đã lưu hoặc mọi người xung quanh.
Như vậy tính năng Airdrop đã được kích hoạt thành công trên máy Mac và cũng được dùng để khi bạn muốn nhận dữ liệu từ iPhone hoặc một thiết bị Apple khác.
Để gửi dữ liệu từ máy Mac sang iPhone qua Airdrop, duyệt đến vị trí dữ liệu cần chia sẻ. Sau đó kích chuột phải vào tệp hoặc mục đó. Trong trường hợp chia sẻ các mục từ một ứng dụng, bạn có thể truy cập menu này bằng cách kích vào menu File từ thanh Menu ở trên cùng. Trong menu xuất hiện, chọn tùy chọn Share > AirDrop .
Nếu AirDrop của iPhone đã được bật, bạn sẽ thấy tên iPhone hiển thị trong cửa sổ AirDrop. Bây giờ chỉ cần kích vào tên iPhone để truyền dữ liệu từ máy Mac sang.
Đồng bộ nhạc với Apple Music Sync Library
Nếu bạn sử dụng Apple Music để phát trực tuyến các bài hát và podcast thì có thể truy cập toàn bộ thư viện nhạc của mình cũng như các bài hát đã tải xuống bằng tính năng Sync Library. Khi tính năng này được kích hoạt, các bài hát hoặc danh sách nhạc nào bạn nghe trên iPhone sẽ được đồng bộ hóa với ứng dụng Apple Music trên Mac và ngược lại.
Tính năng này yêu cầu bạn đã đăng ký Apple Music và ứng dụng này trên iPhone và Mac đều phải đăng nhập vào cùng một Apple ID.
Để bật tính năng Sync Library, mở ứng dụng Settings > Music. Trong cửa sổ tiếp theo kích hoạt tính năng Sync Library lên.
Quá trình đồng bộ nhạc nhanh hoặc chậm sẽ phụ thuộc nhiều vào số lượng các bản nhạc mà bạn có trên iPhone cũng như kết nối mạng, vì iPhone sẽ phải tải thư viện nhạc lên iCloud. Sau khi tải lên, bạn có thể truy cập các bản nhạc của mình (tối đa 100.000 bài hát) từ bất kỳ thiết bị Apple nào bao gồm cả máy Mac.
Để bật tính năng Sync Library trên máy Mac, mở ứng dụng Apple Music. Sau đó chuyển đến menu Music > Preferences từ thanh Menu ở trên cùng.
>>>>>Xem thêm: Tăng tốc iPhone cũ với 6 mẹo hay sau đây
Trong cửa sổ mới hiển thị, kích chọn thẻ General sau đó kích tùy chọn Sync Library để bật tính năng này. Nếu muốn máy Mac tải xuống các bài hát trong thư viện của mình ngay sau khi chúng được thêm vào trên iPhone, kích tùy chọn Automatic Downloads ngay phía dưới.
Cuối cùng bấm nút OK ở góc dưới cùng bên phải trong cùng cửa sổ để xác nhận thay đổi thiết lập.
Trên đây, Blogkienthuc.edu.vn vừa hướng dẫn tất cả những gì bạn cần biết về cách ghép nối iPhone với máy Mac. Tùy vào nhu cầu sử dụng, các bạn có thể chọn một trong các cách ở trên để ghép nối giữa hai thiết bị cho nhu cầu: Chuyển dữ liệu giữa iPhone và Mac, đồng bộ hóa tất cả hoặc nội dung đã chọn từ Mac sang iPhone, đồng bộ hóa một tác vụ đang diễn ra hoặc công việc giữa hai thiết bị, thực hiện và nhận cuộc gọi iPhone trực tiếp trên máy Mac, đồng bộ thư viện nhạc…