Full Disk là gì? Cách sửa Full Disk như thế nào?

Full Disk là gì? Cách sửa Full Disk như thế nào?

Trên Windows có vô vàn lỗi gây phiền hà cho người dùng, tuy nhiên lỗi Full Disk luôn nằm trong top những lỗi tồn tại dai dẳng nhất và muốn trị dứt điểm cũng sẽ phải tốn chút công sức. Vậy Full Disk là gì?

Full Disk là một loại lỗi thường gặp trên các hệ điều hành Windows và nó đã kéo dài từ Windows 7 cho đến Windows 10 ở thời điểm hiện tại. Triệu chứng của lỗi này sẽ bao gồm tình trạng máy hoạt động rất chậm và yếu, nếu bật Task Manager lên sẽ thấy mục Disk luôn dao động ở mức 99% – 100%. Lúc này, ổ đĩa trong máy của bạn sẽ liên tục phải xử lí các dữ liệu từ các chương trình đang chạy và hiệu quả hoạt động của chúng sẽ bị lỗi Full Disk gây ảnh hưởng rất nhiều.

Bạn đang đọc: Full Disk là gì? Cách sửa Full Disk như thế nào?

Nguyên nhân nào gây ra lỗi Full Disk?

Full Disk là gì? Cách sửa Full Disk như thế nào?

Các nguyên nhân phổ biến gây ra lỗi Full Disk kể trên là:

– Ổ cứng được trang bị trong máy tính là HDD nên tốc độ truy xuất dữ liệu chậm.

– Chạy quá nhiều chương trình cùng một lúc nên tài nguyên của hệ thống bị chiếm dụng nhiều.

– Bị nhiễm virus.

– Hệ điều hành chưa cập nhật các bản vá mới, các phiên bản mới.

Sửa lỗi Full Disk như thế nào cho đúng?

Bạn có thể áp dụng những cách dưới đây để khắc phục lỗi này và giải quyết được sự khó chịu mà nó mang lại:

Cách 1: Truy cập vào mục Services bằng cách gõ services vào start menu rồi bấm Enter. Bạn hãy Disable dịch vụ Background Intelligent Transfer Service bằng cách bấm chuột phải vào tên dịch vụ rồi chọn Disabled ở mục Startup type.

Full Disk là gì? Cách sửa Full Disk như thế nào?

Cách 2: Gọi Command Prompt từ start menu lên, sau đó dùng lệnh chkdsk /f /r C: và bấm Enter. Chọn Y và tiếp tục bấm Enter. Lúc này công cụ Check Disk sẽ bắt đầu chạy và kiểm tra toàn bộ dữ liệu ở phân vùng C để xem có bị lỗi gì không.

Tìm hiểu thêm: Hàm COUNTBLANK là gì? Ứng dụng và cách sử dụng hàm COUNTBLANK hiệu quả nhất

Full Disk là gì? Cách sửa Full Disk như thế nào?

Cách 3: Kiểm tra các bản cập nhật cho hệ điều hành bằng cách truy cập vào mục Windows Update.

Full Disk là gì? Cách sửa Full Disk như thế nào?

>>>>>Xem thêm: Cách tải xuống iOS 13.3 Beta 1 trên iPhone

Cách 4: Thay ổ HDD bằng ổ SSD, tuy chi phí tốn kém nhưng đổi lại tốc độ truy xuất dữ liệu sẽ nhanh hơn HDD rất nhiều.

Câu hỏi thường gặp khác

? Máy tính bị Full Disk có sao không?

Máy tính khi gặp lỗi full disk sẽ hoạt động rất chậm và yếu, nặng hơn có thể bị treo máy hoàn toàn. Nếu bật Task Manager lên sẽ thấy mục Disk luôn dao động ở mức 99% – 100% gây tổn hại cho máy tính rất nhiều.

? Lỗi Full Disk thường gặp ở hệ điều hành nào?

Full Disk là một trong những lỗi hay gặp nhất trên hệ điều hành Windows 10 và Windows 8.1. Trên thực tế, ngay cả trên Windows 7 được mệnh danh là ổn định nhất vẫn thi thoảng gặp phải lỗi này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *