Ép xung RAM cũng giống như ép xung CPU, GPU, tức bắt chúng chạy nhanh hơn tốc độ mặc định. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề ép xung RAM.
Tốc độ của RAM được đo bằng MHz, chúng ta còn hay gọi là Bus RAM, đây là một thông số quan trọng cho chúng ta biết tốc độ của RAM. Ép xung RAM chính là tăng Bus RAM chạy cao hơn mức mặc định.
Bạn đang đọc: Ép xung RAM có hại không? Có nên ép xung RAM cho laptop?
Ép xung RAM có hại không?
Trên thực tế việc ép xung RAM hơi khác với ép xung CPU, nếu như với CPU người ta cố gắng đưa nhiệt độ CPU xuống mức thấp nhất có thể như xài ni tơ lỏng thì với RAM việc ép xung chủ yếu lại phụ thuộc vào BIOS của mainboard và module RAM. Chính vì nó phụ thuộc vào chính phần cứng từ nhà sản xuất nên thông thường việc ép xung RAM không gây hại cho RAM.
Ngoài ra việc ép xung RAM thường không mang đến nhiều khác biệt về hiệu năng vì băng thông RAM thường bị giới hạn bởi CPU. Cho dù RAM có chạy nhanh hơn nhưng tốc độ truyền dữ liệu với CPU không thay đổi thì cũng không mấy khác biệt.
Xem thêm: Cách kiểm tra RAM máy tính nhanh chóng và chính xác nhất
Có nên ép xung RAM cho laptop không?
Vì việc ép xung RAM thường phụ thuộc vào mainboard và chính modul RAM, nên trên thực tế gần như không ép xung được RAM trên laptop. Nói như vậy là vì BIOS trên laptop thường khá đơn giản, lược bỏ hầu hết các tính năng nâng cao như ép xung, hiệu chỉnh các thông số về RAM, CPU hay GPU. Đối với một số laptop gaming, BIOS sẽ cho bạn hiệu chỉnh CPU, GPU nhưng rất hiếm thấy laptop nào cho phép ép xung RAM.
Mặt khác RAM laptop thường được thiết kế để chạy với Bus mặc định nên hiếm khi hỗ trợ ép xung như các dòng RAM trên máy tính để bàn.
Ép xung RAM bằng phần mềm nào an toàn?
Để ép xung RAM an toàn và hiệu quả, chúng ta cần sử dụng các phần mềm ép xung chất lượng nhất.
1. CPU-Z: Đây là chương trình giám sát đơn giản cho phép bạn nhanh chóng đọc được xung nhịp và điện áp RAM trên Windows.
2. Memtest86+: Phần mềm test ram chuyên dụng dùng để kiểm tra tình trạng RAM, đặc biệt là stress-test RAM.
3. XMP (Extreme Memory Profiles): XMP là cài đặt ép xung được cài sẵn và xác thực của Intel có thể được kích hoạt thông qua chương trình cơ sở của bo mạch chủ hoặc một tiện ích. Với XMP, BIOS được phép tự động cấu hình điện áp và độ trễ DRAM.
Tìm hiểu thêm: 7 điều thú vị có thể làm trên iMessenger với Google
Có thể bạn chưa biết, đa số CPU phổ thông hiện tại thường chỉ hỗ trợ Bus RAM mặc định là 2133MHz, 2666MHz hoặc 2933MHz. Nếu bạn sử dụng RAM Bus cao hơn thì thông thường RAM cũng chỉ chạy ở tốc độ mặc định của CPU.
Vì thế Intel mới tạo ra một chuẩn gọi là XMP, đây là công nghệ mà hầu hết mọi thanh RAM Bus cao đều có. Khi bật XMP, thanh RAM sẽ chạy với tốc độ của nhà sản xuất RAM công bố, tức có thể cao hơn mức mặc định của CPU.
Ngoài ra, XMP cũng cho phép thiết lập RAM chạy ở xung cao hơn mức mặc định, tất nhiên ép càng cao thì tỷ lệ lỗi cũng cao hơn.
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn làm mới giao diện Facebook đẹp hơn, phẳng hơn.
Bạn có thể bật XMP từ BIOS/UEFI với các mẫu mainboard được hỗ trợ. Khi truy cập vào đó, bạn tìm đến phần DRAM setting và bật nó lên là xong.
Xem thêm:
Hướng dẫn set RAM ảo cho máy tính cài đặt Windows
Cách giải phóng RAM giúp tăng tốc máy tính hiệu quả nhất