Công nghệ MU MIMO được phát triển từ những năm 2015 nhằm gia tăng tốc độ lên tới gấp 4 lần so với bộ định tuyến router truyền thống. Vậy, MU MIMO là gì và liệu nó có phải là một yếu tố cần thiết cho router Wifi không, hãy cùng tìm câu trả lời ngay trong bài viết sau đây nhé.
Công nghệ MU MIMO được cho ra mắt nhằm mục đích không chỉ tăng khả năng giao tiếp đa thiết bị và tăng tốc độ mạng mà còn đồng thời đi kèm với rất nhiều lợi ích khác khi sử dụng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn chi tiết hơn về công nghệ hiện đại này, cùng theo dõi nhé.
Bạn đang đọc: Công nghệ MU-MIMO là công nghệ gì, có cần thiết cho router Wi-Fi hay không?
Công nghệ MU MIMO là công nghệ gì?
Thuật ngữ MU-MIMO là viết tắt của Multi User – Multiple Input – Multiple Output, thuật ngữ này có nghĩa là Nhiều người dùng – Nhiều đầu vào – Nhiều đầu ra, công nghệ này được áp dụng để cải thiện những khả năng sau:
- Khả năng giao tiếp đa thiết bị: Công nghệ MU-MIMO giúp các thiết bị định tuyến có khả năng giao tiếp với nhiều thiết bị khác trong cùng một thời điểm, từ đó làm giảm thời gian chờ đợi mỗi thiết bị nhận tín hiệu. Điều này khác biệt với công nghệ SU-MIMO, nơi dữ liệu phải được truyền qua từng thiết bị một cách tuần tự, lần lượt.
- Tăng tốc độ mạng: Công nghệ MU-MIMO mang lại tốc độ mạng vượt trội mà không hề làm giảm băng thông. Công nghệ này cho phép kết nối đồng thời với nhiều thiết bị và cải thiện trải nghiệm mạng.
Tuy nhiên, để sử dụng được MU-MIMO, người sử dụng cần có modem định tuyến không dây chuẩn AC hoặc AC Wave 2 vì hầu hết các tiêu chuẩn không dây cũ như 802.11.a hay 802.11.b, 802.11.g hoặc 802.11.nb đều không hỗ trợ MU-MIMO. Công nghệ này kết hợp MIMO, tức “Nhiều đầu vào – Nhiều đầu ra” và MU, tức “Nhiều người dùng”, cho phép router gửi nhiều chùm dữ liệu MIMO đến nhiều thiết bị cùng một lúc.
Nguyên lý hoạt động của MU MIMO
Trên router Wi-Fi thường được trang bị ít nhất một ăng-ten để kết nối với các thiết bị khác và truyền tải dữ liệu. Ở một số thiết bị đích như laptop hoặc điện thoại di động cũng thường sở hữu ít nhất một ăng-ten để có thể nhận tín hiệu Wi-Fi. Sóng Wi-Fi từ đó sẽ được truyền và nhận thông qua các ăng-ten này. Việc tăng số lượng ăng-ten có thể hỗ trợ cải thiện sự ổn định và độ mạnh của tín hiệu Wi-Fi, đặc biệt là khi sử dụng trong những môi trường có nhiều nhiễu sóng.
Lợi ích mà công nghệ MU MIMO mang lại
Công nghệ MU-MIMO mang lại một loạt các lợi ích quan trọng không ngờ đến, đặc biệt là trong môi trường có nhiều thiết bị kết nối không dây:
- Công nghệ MU-MIMO cho hiệu suất cao hơn khi sửu dụng nhiều thiết bị: MU-MIMO cho phép router hoặc điểm truy cập gửi dữ liệu đồng thời đến nhiều thiết bị khác nhau. Khả năng này giúp giảm độ trễ và tăng tốc độ truyền dữ liệu, cải thiện hiệu suất đặc biệt khi có nhiều thiết bị kết nối đồng thời.
- Giảm xung đột và độ trễ: Bằng cách truyền dữ liệu đồng thời đến từng thiết bị, công nghệ MU-MIMO giúp giảm xung đột và độ trễ trong mạng Wi-Fi. Từ đó mà tạo ra trải nghiệm người dùng mượt mà hơn, nhất là khi bạn sử dụng nhiều thiết bị trong cùng một mạng.
- Tăng khả năng chịu tải: Công nghệ MU-MIMO cải thiện khả năng chịu tải của mạng Wi-Fi bằng cách xử lý đồng thời nhiều luồng dữ liệu. Chính vì thế mà công nghệ này đã góp phần làm giảm áp lực cho mạng. Khi có nhiều người dùng hoặc nhiều thiết bị đang kết nối cùng một lúc, MU-MIMO thực sự là một sáng tạo tuyệt vời.
- Phù hợp cho môi trường nhiều thiết bị: Với khả năng đồng thời xử lý nhiều kết nối, MU-MIMO rất phù hợp để sử dụng trong các môi trường có nhiều thiết bị không dây như trong gia đình, văn phòng, trường học hoặc các khu vực công cộng.
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn chi tiết cách tạo máy ảo trên Windows 11 cho người mới bắt đầu
- Cải thiện trải nghiệm người dùng: Bằng cách giảm độ trễ và tăng tốc độ truyền dữ liệu, hiển nhiên là MU-MIMO sẽ mang lại trải nghiệm người dùng tốt hơn.
- Hỗ trợ ứng dụng yêu cầu băng tần cao: Công nghệ MU-MIMO phát huy thế mạnh hiệu quả trong việc hỗ trợ các ứng dụng đòi hỏi băng tần lớn như streaming video chất lượng cao, các trò chơi trực tuyến và một số ứng dụng đặc biệt đòi hỏi băng tần cao khác. Điều này đảm bảo rằng mạng Wi-Fi đang sử dụng có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng gia tăng của người dùng hiện đại.
Tầm ảnh hưởng của công nghệ MU MIMO với router Wi-Fi
Router Wi-Fi tích hợp với công nghệ MU-MIMO nhằm làm giảm thời gian chờ đợi để nhận dữ liệu xuống mức thấp nhất. Điều này là do MU-MIMO không yêu cầu thiết bị máy khách phải chia sẻ kết nối thời gian với các máy khách khác trong hệ thống mạng. Router Wi-Fi hỗ trợ MU-MIMO có khả năng xử lý và cung cấp hiệu năng cho nhiều thiết bị kết nối cùng lúc, tạo điều kiện cho việc sử dụng nhiều thiết bị mà không giảm chất lượng kết nối.
Công nghệ MU-MIMO có thể cung cấp thêm dung lượng trống để phục vụ cho tất cả các thiết bị, bao gồm cả những thiết bị đã cũ và đã qua sử dụng.
Công nghệ MU-MIMO được giới thiệu vào giai đoạn đầu của những năm 2015, và từ đó, trên hầu hết các thiết bị như thiết bị mạng, máy tính xách tay, điện thoại di động, hay máy tính cá nhân và nhiều thiết bị công nghệ khác được sản xuất đều tích hợp hỗ trợ cho chuẩn MU-MIMO này từ năm 2016 trở đi. Những thiết bị hỗ trợ chuẩn Wi-Fi AC trở lên đều tích hợp công nghệ MU-MIMO, mang đến trải nghiệm mạng với hiệu suất cao và ổn định cho người dùng.
Bạn có thể dễ dàng tìm thấy những thiết bị sử dụng công nghệ MU MINO tại những cửa hàng, siêu thị kinh doanh đồ công nghệ nhé.
>>>>>Xem thêm: Cách tắt lịch sử xem bài đăng trên TikTok để người đăng không biết bạn đã xem video của họ
Tổng kết
Có thể thấy, MU MIMO là một phát minh quan trọng khi truyền dữ liệu, đồng thời cho nhiều thiết bị kết nối. Với khả năng giảm độ trễ, tăng tốc khả năng truyền dữ liệu và cải thiện trải nghiệm người dùng, công nghệ này đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu suất của mạng Wi-Fi, đặc biệt trong môi trường có nhiều thiết bị không dây đang hoạt động đồng thời.
Ngoài ra, tại Blogkienthuc.edu.vn có bán nhiều sản phẩm laptop áp dụng công nghệ mới, hiện đại mà bạn có thể tham khảo và chọn mua trong đường link dưới đây.
Laptop giá tốt
Xem thêm:
- WMI Provider Host là gì và một số khắc phục khi dùng nhiều CPU hiệu quả
- Main điện thoại là gì, đây là những thành phần cấu tạo nào và những cách khắc phục khi bị hư hỏng