CIC là gì? Những điều cần biết khi đi vay trả góp

CIC là gì? Những điều cần biết khi đi vay trả góp

CIC là thuật ngữ thường thấy trong lĩnh vực tài chính. Vậy CIC là gì, có ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống của chúng ta?

Việc đăng ký mua trả góp hiện nay rất dễ dàng. Để giải ngân khoản vay, các tổ chức tài chính cần thực hiện nghiệp vụ “check CIC”. Bài viết này sẽ giải thích về thuật ngữ CIC là gì và lưu ý mua trả góp tránh để lại những hệ lụy xấu.

Bạn đang đọc: CIC là gì? Những điều cần biết khi đi vay trả góp

Giải đáp thắc mắc CIC là gì?

CIC là viết tắt của từ Credit Information Center tạm dịch Trung tâm Thông tin tín dụng. Đây là tổ chức sự nghiệp Nhà nước thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tổ chức này có chức năng thu nhận, lưu trữ, xử lý, phân tích, dự báo thông tin tín dụng phục vụ Ngân hàng Nhà nước.

CIC là gì? Những điều cần biết khi đi vay trả góp

Ngân hàng sẽ cung cấp cho CIC thông tin về các khoản vay bao gồm tên người vay, tổ chức vay và quá trình thanh toán khoản tiền này. Sau đó, CIC sẽ tổng hợp chúng thành một cơ sở dữ liệu thống nhất phản ánh lịch sử tín dụng của từng cá nhân/doanh nghiệp.

Ngân hàng, các tổ chức tín dụng sẽ dựa vào thông tin này để quyết định có cấp phép khoản vay cho bạn không. Nếu bị xếp vào nhóm nợ xấu, bạn rất khó vay vốn từ các đơn vị được nhà nước cấp phép hoạt động.

Nợ xấu ngân hàng là gì?

Nợ xấu ngân hàng là những khoản nợ quá hạn trả lãi hoặc gốc trên 90 ngày. Khoản nợ này được ngân hàng phân loại từ nhóm 3 (dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nghi ngờ) và nhóm 5 (khả năng mất vốn cao).

Như vậy nợ xấu được xác định theo 2 yếu tố là đã quá hạn trên 90 ngày và khả năng trả nợ đáng lo ngại. Đây được xem là định nghĩa của chung trong giới tín dụng chuyên ngành.

Phân loại nợ xấu ngân hàng được chia thành 5 nhóm:

  • Nhóm 1: Dư nợ đủ tiêu chuẩn: là các khoản nợ có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn. Nếu quá hạn từ 1 đến dưới 10 ngày thì bạn vẫn nằm trong nhóm đủ tiêu chuẩn nhưng sẽ bị phạt lãi quá hạn là 150%.
  • Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý: các khoản nợ quá hạn từ 10 đến dưới 90 ngày.
  • Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn: là các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày.
  • Nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ: là các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày.
  • Nhóm 5: Dư nợ có khả năng mất vốn: là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.

CIC là gì? Những điều cần biết khi đi vay trả góp

Bạn có thể kiểm tra xem mình có khoản vay nào bị xếp vào nợ xấu không bằng CMND/CCCD. Tham khảo các bước làm tại bài viết Bỏ túi ngay cách kiểm tra nợ xấu bằng CMND/CCCD đơn giản, nhanh chóng.

Bị nợ xấu trên CIC có ảnh hưởng như thế nào?

Nợ xấu CIC ảnh hưởng rất nhiều đối với việc vay vốn của bạn tại các ngân hàng hay bất cứ một tổ chức tín dụng nào. Nếu rơi vào nhóm nợ 1 và 2, bạn vẫn có thể tiếp tục vay vốn từ các ngân hàng/tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, nhóm nợ 2 sẽ gặp nhiều hạn chế vay hơn, đặc biệt là khoản vay tín chấp.

Trường hợp khách hàng rơi vào 3 nhóm còn lại, khách hàng không thể tiếp tục vay tiền được nữa trong vòng 5 năm. Bên cạnh đó, khoản nợ xấu này sẽ được lưu giữ trên hệ thống.

Lời khuyên tránh rơi vào nhóm tín dụng xấu

Để hạn chế việc rơi vào nhóm tín dụng xấu, trước khi vay bạn nên đánh giá mỗi tháng mình có thể bỏ ra bao nhiêu để trả nợ. Chi phí cho khoản này mỗi tháng không nên vượt quá 50% thu nhập để đảm bảo cuộc sống. Khi đó dù thu nhập chính bị gián đoạn hay cắt giảm thì bạn cũng có thể xoay xở để duy trì được việc trả nợ.

Tìm hiểu thêm: Cách xem những tin nhắn cũ đầu tiên trên Facebook mà không phải rê chuột gãy tay

CIC là gì? Những điều cần biết khi đi vay trả góp

Nếu sử dụng thẻ tín dụng (Credit Card) thì cần chú ý luôn trả hết nợ và không bao giờ sử dụng quá khả năng thanh toán trong tháng. Tương tự như trên, bạn không nên chi tiêu vượt quá 50% giới hạn nợ của thẻ để bảo đảm điểm tín dụng tốt. Nếu có khoản vay nào thì tốt nhất bạn nên theo dõi việc trả nợ đúng hạn.

Hướng dẫn mua trả góp online tại Blogkienthuc.edu.vn

Đã hiểu thế nào là nợ xấu và CIC là gì, bạn sẽ biết cách sử dụng các nguồn tài chính một cách thông minh. Blogkienthuc.edu.vn có chương trình hỗ trợ khách hàng sở hữu các thiết bị điện tử chính hãng bằng cách trả góp. Bạn có thể làm theo hướng dẫn sau:

Bước 1: Khách hàng chọn sản phẩm và đăng ký mua trả góp qua Blogkienthuc.edu.vn. Bạn sẽ cung cấp thông tin cá nhân để hoàn thiện mẫu yêu cầu này.

Bước 2: Duyệt hồ sơ qua điện thoại. Nhân viên tổ chức tài chính gọi điện thẩm định để duyệt hồ sơ của bạn.

Bước 3: Thẩm định giấy tờ và ký hợp đồng tại cửa hàng. Khách hàng mang giấy tờ (bản gốc) theo yêu cầu đến cửa hàng Blogkienthuc.edu.vn gần nhất để làm thủ tục ký hợp đồng.

Bước 4: Ký hợp đồng tín dụng và nhận sản phẩm tại cửa hàng.

CIC là gì? Những điều cần biết khi đi vay trả góp

Các đơn vị tài chính hỗ trợ khách hàng trả góp khi mua sắm tại Blogkienthuc.edu.vn.

Điều kiện tối thiểu để được mua trả góp là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi và phải có CMND/CCCD. Với mỗi gói vay khác nhau, khách hàng phải bổ sung thêm giấy tờ khác như Hộ khẩu/Bằng lái xe, hoá đơn điện nước nơi bạn ở để được duyệt khoản vay.

Lợi ích khi mua hàng trả góp tại Blogkienthuc.edu.vn

Đầu tiên phải kể đến thủ tục làm hồ sơ vay vô cùng đơn giản. Khách hàng chỉ cần đăng ký và duyệt hồ sơ online trên hệ thống Blogkienthuc.edu.vn hoặc gọi điện đến số điện thoại 18006601 (miễn phí) để làm hồ sơ.

Thời gian xét duyệt hồ sơ nhanh chóng, chỉ trong vòng 3-7 ngày. Điều này giúp tiết kiệm thời gian nhất cho khách hàng. Khi hồ sơ đạt yêu cầu, khách sẽ mang giấy tờ đến cửa hàng gần nhất để làm thủ tục, ký hợp đồng và nhận máy.

Các sản phẩm bán tại Blogkienthuc.edu.vn đều là hàng chính hãng, được bảo hành và có thể đổi trả trong vòng 01 tháng. Cửa hàng luôn tư vấn và mang đến các gói trả góp ưu đãi tốt nhất (trả trước 0 đồng hoặc lãi suất 0%) cho các sản phẩm hot nhất trên thị trường.

CIC là gì? Những điều cần biết khi đi vay trả góp

>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn cách chụp ảnh selfie đẹp nhất trên điện thoại

Bài viết trên đã giải thích một cách ngắn gọn CIC là gì, làm sao để tránh mắc nợ xấu và các bước mua hàng trả góp tại Blogkienthuc.edu.vn. Hy vọng bài viết đem đến những kiến thức hữu ích cho bạn. Cập nhật các bài viết về công nghệ mới nhất trên Blogkienthuc.edu.vn nhé!

Xem thêm: Thẻ tín dụng là gì? Chức năng và lợi ích của thẻ tín dụng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *