Cặn trắng bám vào thành ấm siêu tốc khiến nhiều người lo lắng về chất lượng nước trong bình.
Trong không gian hiện đại ngày này, gia đình nào cũng phải có một chiếc ấm đun nước siêu tốc. Thế nhưng sau một thời gian sử dụng, dưới đáy ấm thường tích tụ cặn bẩn làm cách nhiệt khiến ấm lâu sôi. Vậy lớp cặn này là gì, làm sao để tẩy cặn vôi trong ấm đun nước một cách hiệu quả?
Bạn đang đọc: Cặn ấm đun nước là gì? Có thể làm sạch lớp cặn này được không?
Sự thật về lớp cặn dưới đáy ấm nước
Ta thường thấy các lớp cặn cứng chắc bám ở dưới đáy bình siêu tốc. Đó là bởi nước ở mỗi vị trí trong bình có nhiệt độ khác nhau. Những khu vực tiếp xúc với nhiệt độ cao thường xuyên như ở đáy bình sẽ xuất hiện mảng bám rỉ sét, lớp cặn kết tủa màu trắng trước.
Một nguyên nhân khác do nước có chứa Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2, đặc biệt là nước máy. Khi sử dụng nước này đun lên, lâu ngày tiếp xúc với nhiệt độ cao khiến chúng bị đóng cặn và tạo thành vết ố ngày càng nhiều dưới đáy bình.
Quá trình hình thành cặn này xảy ra phương trình hóa học:
Ca(HCO3)2 → CaCO3↓ + CO2↑ + H2O
Mg(HCO3)2 → MgCO3↓ + CO2↑ + H2O
Lớp cặn màu trắng bên dưới chính là 2 loại muối CaCO3 và MgCO3 trong phương trình kể trên.
Nguồn nước sinh hoạt tại nước ta vẫn còn khai thác từ các mạch ngầm có hàm lượng khoáng chất hòa tan cao. Điều này bắt nguồn từ quá trình nước thẩm thấu qua các loại đá có lượng lớn các ion Canxi và Magie ở dạng hợp chất Cacbonat, Hydro Cacbonat, Sunfat như đá vôi, đá phấn hay thạch cao. Đó là lý do sau một thời gian dài sử dụng dưới đáy bình có lớp cặn cứng chắc màu trắng.
Lớp cặn trong ấm đun nước gây hại như thế nào?
Với sức khỏe con người
Sau khi nắm được thành phần cấu tạo lớp cặn trong ấm đun nước thì thắc mắc tiếp theo của nhiều người là lớp cặn này có gây nguy hại gì đến sức khỏe con người không. Thực tế điều này còn phụ thuộc vào chất lượng nguồn nước đầu vào của nhà bạn.
Đã có một cuộc thử nghiệm về vấn đề này được thực hiện bởi Ủy ban Y tế và Sức khỏe Quảng Châu. Họ lấy mẫu thử từ nước tự nhiên đóng chai, nước khoáng, nước máy và thực hiện những bài kiểm tra chất lượng nước chuyên nghiệp bởi các tổ chức uy tín. Dữ liệu về chất lượng nước cho thấy các mẫu thử trên đều phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia.
Sau một thời gian dài đun cả 3 mẫu thử sẽ thu được kết tủa CaCO3 và MgCO3 đã nói ở trên. Ủy ban này cho rằng nếu chất lượng nước đầu vào đạt chuẩn thì lớp cặn trên sẽ không gây nguy hại đến sức khỏe con người.
Sau đi vào cơ thể, dưới tác dụng của axit dạ dày các thành phần trong nước cứng sẽ bị phân hủy thành các ion canxi và magie. Một phần được bài tiết ra khỏi cơ thể, phần nhỏ còn lại thì được hấp thụ cơ thể nhưng không đủ gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.
Tuy nhiên đó là khi nguồn nước của bạn đạt chuẩn nước sinh hoạt trong gia đình. Ngược lại nếu nước sinh hoạt gia đình bạn không đảm bảo thì khi sử dụng lâu dài sẽ làm suy giảm chức năng của một số bộ phận trong cơ thể.
Tình trạng này kéo dài sẽ gây nên những căn bệnh khó chữa chẳng hạn như sỏi thận, sỏi mật. Vì thế hãy tìm đến các đơn vị uy tín kiểm tra chất lượng nước đảm bảo sức khỏe cho gia đình nhé!
Tạm thời chưa thể kết luận lớp cặn có gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người không tuy nhiên một điều chắc chắn là chúng làm giảm tuổi thọ và hiệu suất của ấm siêu tốc.
Với ấm đun nước
Lớp cặn CaCO3 và MgCO3 gây ảnh hưởng nhiều nhất tới ấm siêu tốc. Chúng tạo thành một lớp dẫn nhiệt kém làm chậm quá trình truyền nhiệt của bề mặt đốt nóng, từ đó gây lãng phí điện năng.
Bên cạnh đó, nếu cứ để cặn bám lâu ngày trong ấm mà không kịp thời làm sạch sẽ khiến tuổi thọ ấm bị giảm. Cơ chế đun sôi nước là dựa vào rơ le dẫn nhiệt nằm ngay trong ấm truyền nhiệt trực tiếp cho nước. Nếu có một lớp cặn bẩn bao phủ thì khó dẫn nhiệt và sẽ mất nhiều thời gian hơn. Chính vì thế mà hiệu năng cũng như công suất sử dụng bị giảm theo.
3 cách làm sạch ấm siêu tốc vô cùng đơn giản
Có nhiều cách để làm sạch lớp cặn ấm siêu tốc cứng đầu nói trên. Dưới đây là một số mẹo vệ sinh ấm đun nước siêu tốc với các nguyên liệu dễ tìm là chanh/giấm, khoai tây, baking soda.
Dùng chanh hoặc giấm
Chanh và giấm là hai nguyên liệu dễ kiếm nên bạn có thể làm theo cách này vô cùng đơn giản. Cả hai đều chứa thành phần axit nên có tác dụng làm sạch các cặn bẩn đáy ấm.
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách đăng ký chạy Grab xe máy online nhanh chóng ngay tại nhà năm 2024
Các bước thực hiện như sau: trước tiên, ta đổ nước rồi cho khoảng 3 thìa giấm trắng hoặc 5 lát chanh tươi vào ấm rồi đun sôi khoảng 5 phút. Sau khi đun nước xong, hãy đợi cho bình nguội và rửa lại bằng nước sạch. Khi ấy, bạn sẽ thấy cặn bẩn trong ấm bị bong ra sạch sẽ.
Dùng khoai tây
Đây là cách làm được nhiều bà nội trợ yêu thích vì hiệu quả bất ngờ của khoai tây. Bạn sẽ thực hiện cạo vỏ hoặc cắt nhỏ củ khoai tây rồi cho vào ấm đun cùng với nước trong khoảng 10 phút. Đợi bình nguội bạn sẽ thấy những vết bẩn cứng đầu bong ra.
Dùng baking soda
Cách làm sạch ấm đun nước với baking soda cũng tương tự như trên. Bạn sẽ cho baking soda vào nước và đun sôi lên trong khoảng 7 phút. Tỷ lệ là 2 muỗng baking soda pha với một nửa ấm nước. Đợi khi nước nguội, bạn đổ nước đi và dùng vải mềm lau sạch lại ấm sẽ thấy các lớp cặn bẩn bị bong tróc ra.
>>>>>Xem thêm: Đây là cách ẩn lượt Like trên Facebook bạn nên lưu và thử ngay
Cặn ấm đun nước tuy chưa có kết luận gây hại đến sức khỏe con người nhưng lại khiến tuổi thọ bình siêu tốc bị giảm. Hãy thường xuyên vệ sinh bình với chanh/giấm, khoai tây, baking soda để đánh bay lớp cặn bẩn sau thời gian dài sử dụng.