Bạn đang sử dụng Windows 10 và muốn nâng cấp lên Windows 11 nhưng không biết làm thế nào? Trong bài này FPTShop sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết cách để cập nhật lên phiên bản mới nhất Windows 11 nhanh chóng.
Chi tiết cách update Win 11 chính thức từ Microsoft
Bước 1: Kiểm tra cấu hình máy tính của bạn – Cài đặt ứng dụng “PC Health Check” để kiểm tra điều kiện máy tính bạn đang sử dụng.
Bạn đang đọc: Cách update Windows 11 chính thức từ Windows 10 hoặc cài đặt qua file Windows 11 ISO
Bước 2: Tiến hành cài đặt khi máy tính đã đủ điều kiện – Trên máy tính Windows, chọn Settings > Windows Update > Chọn Check for Updates.
- Bản cập nhật Windows 11 miễn phí sẽ được phát hành vào ngày 5/10 và dành cho các thiết bị đáp ứng được điều kiện cấu hình tối thiểu.
Khi Microsoft chuẩn bị công bố Windows 11 tại sự kiện ra mắt, hệ điều hành này đã bị rò rỉ. Tệp ISO của Windows 11 bị rò rỉ có mọi tính năng mà bạn có thể mong đợi từ phiên bản Windows 11 ổn định.
Đảm bảo cấu hình cơ bản trước khi cài đặt Windows 11
Trước khi tiến hành update Windows 11, bạn kiểm tra và đảm bảo các thông số của máy tính của bạn đáp ứng được thông số tối thiểu dưới đây. Nếu không đáp ứng đủ, khi tiến hành nâng cấp hoặc cài đặt qua file ISO Windows 11 có thể bị gặp lỗi không xác định. Dưới đây, Blogkienthuc.edu.vn thông tin chi tiết về cấu hình tối thiểu:
Bộ xử lý | 1 gigahertz (GHz) hoặc tốc độ cao hơn nhờ 2 lõi trở lên trên bộ xử lý 64 bit tương thích hoặc Hệ thống trên Chip (SoC) |
RAM | 4 GB |
Dung lượng lưu trữ | 64 GB trở lên |
Hệ thống phần mềm | UEFI, có khả năng khởi động an toàn |
TPM | TPM phiên bản 2.0 |
Card đồ họa | DirectX 12 trở lên với trình điều khiển WDDM 2.0 |
Màn hình | > 9 inch với Độ phân giải HD (720p) |
Nếu bạn đang sử dụng Windows 10, có thể thực hiện theo hướng dẫn dưới đây để cài đặt Windows 11 trên máy tính của mình mà không gặp bất kỳ rắc rối nào. Đối với người dùng nâng cao, FPTShop cũng hướng dẫn chi tiết cách cài đặt sạch Windows 11 thông qua tệp Windows 11 ISO.
Cách 1: Cài đặt Windows 11 trên máy tính chạy Windows 10 (10 bước)
Nếu bạn đang sử dụng Windows 10, hiểu rõ điểm khác nhau giữa Windows 11 và Windows 10, muốn thử nghiệm Windows 11, bạn có thể thực hiện ngay lập tức và quá trình này khá đơn giản. Quan trọng hơn là các tệp và ứng dụng sẽ không bị xóa và cả khóa bản quyền của Windows vẫn được giữ nguyên. Trong trường hợp muốn quay trở lại Windows 10 từ Windows 11 thì bạn cũng có thể dễ dàng thực hiện.
Bước 1: Chuẩn bị tài khoản Microsoft
Đối với người dùng Windows 10 muốn cài đặt Windows 11, trước tiên bạn cần phải có tài khoản Microsoft. Trong trường hợp bạn chưa có tài khoản Microsoft thì phải tạo một tài khoản mới bằng cách truy cập vào link đăng ký tài khoản Microsoft và thực hiện theo hướng dẫn để thực hiện.
Bước 2: Đăng ký tham gia chương trình Windows Insider Program
Sau khi tạo tài khoản Microsoft trực tuyến, bạn cần đăng ký tham gia chương trình Windows Insider Program tại đây và bấm nút Register > Sign in now.
Sau khi đăng ký tham gia chương trình Windows Insider Program xong, bạn cần liên kết tài khoản Microsoft với máy tính chạy Windows 10. Về cơ bản, nếu bạn đang sử dụng tài khoản cục bộ (Local account) trên máy tính chạy Windows 10 buộc phải chuyển sang tài khoản trực tuyến. Tuy nhiên thay đổi này sẽ không xóa bất cứ dữ liệu gì.
Để liên kết tài khoản Microsoft với máy tính chạy Windows 10, bạn truy cập menu Start > Settings > Accounts > Your account. Ở khung bên phải, bạn kích vào liên kết Sign in with a Microsoft account instead.
Bước 3: Đăng nhập bằng tài khoản Microsoft
Nhập thông tin chi tiết tài khoản Microsoft mà bạn đã sử dụng để đăng ký Windows Insider Program ở trên và đăng nhập.
Bước 4: Chọn Get Started trong Windows Insider Program
Sau khi đăng nhập thành công, bạn điều hướng đến menu Start > Settings > Update & Security. Tại đây, chọn tùy chọn Windows Insider Program ở khung bên phải và bấm nút Get Started ở khung bên trái.
Bước 5: Bấm chọn Link an account
Chờ một chút khi màn hình load xong, trong hộp thoại mới hiển thị bạn bấm nút Link an account. Sau đó kích chọn tài khoản Microsoft vừa đăng nhập ở trên, rồi bấm nút Continue để tiếp tục.
Sang màn hình Pick your Insider settings, bạn kích tùy chọn Dev Channel vì Windows 11 hiện chỉ được triển khai cho người dùng trong kênh này. Tiếp theo bấm nút Confirm > Confirm để tiếp tục.
Sau đó bấm nút Restart Now để khởi động lại máy tính và áp dụng các thay đổi hoặc bấm nút Restart Later để khởi động sau.
Bước 6: Kiểm tra lại cài đặt
Truy cập trở lại menu Start > Settings > Update & security > Windows Insider Program một lần nữa và đảm bảo rằng cài đặt của bạn là chính xác.
Bước 7: Bấm nút Check for updates
Sau khi xác nhận xong, tiếp theo truy cập vào menu Start > Settings > Update & Security > Windows Update và bấm nút Check for updates ở bên phải.
Bước 8: Chờ một lúc sau đó bấm nút Download
Sẽ mất một thời gian để Windows 10 tiến hành tải về bản cập nhật. Khi hoàn tất, bạn sẽ nhận được bản update Windows 11 Insider Preview Build 22000.51 trên máy tính chạy Windows 10 của mình. Bấm nút Download để tải về máy tính.
Bước 9: Quá trình cài đặt diễn ra tự động
Bây giờ, tùy thuộc vào tốc độ mạng Internet và phần cứng máy tính mà quá trình cài đặt Windows 11 nhanh hay chậm. Trong quá trình cài đặt, máy tính sẽ khởi động lại nhiều lần theo yêu cầu và tất cả đều được thực hiện tự động.
Bước 10: Hoàn tất quá trình cập nhật
Sau khi update Win 11 xong, máy tính của bạn sẽ khởi động lên Windows 11 Preview Build 22000.51 với âm thanh khởi động mới, menu Start mới, hình nền Windows 11 và giao diện người dùng được cải tiến hoàn toàn. Tất cả các chương trình, tệp và khóa bản quyền vẫn còn nguyên trên Windows 11.
Xem thêm: Hướng dẫn bạn cách tải và cài đặt Windows 11 ISO
Cách 2: Cài đặt sạch Windows 11 (12 bước)
Không phải ai cũng muốn nâng cấp từ Windows 10 lên Windows 11 và nếu bạn muốn cài đặt Windows 11 hoàn toàn mới và cài đè lên ổ đĩa có sẵn Windows 10 thì thực hiện như sau. Lưu ý: Cài đặt sạch không có nghĩa là xóa tất cả các phân vùng và dữ liệu trên máy tính. Cách này chỉ xóa dữ liệu trên ổ C, bao gồm các tệp và chương trình.
Bước 1: Tải bản Windows 11 ISO
Trước hết, hãy tải xuống bản Windows 11 ISO về máy tính.
Bước 2: Tải tiện ích Rufus
Tiếp theo, tải miễn phí tiện ích Rufus về máy tính. Tiện ích này sẽ giúp bạn tạo ổ USB Windows 11 có thể khởi động.
Bước 3: Kích hoạt Rufus và chọn tệp ISO Windows 11 vừa tải
Sau khi tải về, bạn kích hoạt Rufus lên và bấm nút Select để chọn tệp ISO của Windows 11 đã tải về ở Bước 1. Kết nối ổ USB vào máy tính và Rufus sẽ tự động chọn thiết bị. Lưu ý nên chạy Rufus trên cùng một máy tính mà bạn muốn cài đặt sạch Windows 11. Điều này cho phép Rufus tự động chọn trước các giá trị chính xác dựa trên cấu hình hệ thống.
Bước 4: Chọn phân vùng ổ cứng để cài đặt
Để tránh bất kỳ lỗi GPT/MBR nào trong quá trình cài đặt, bạn nên kiểm tra phân vùng ổ cứng đang sử dụng. Trên máy tính muốn cài đặt Windows 11, nhấn tổ hợp phím Windows + X > Disk Management.
Trong cửa sổ mới hiển thị, kích chuột phải vào Disk 0 > Properties. Nếu bạn định cài đặt Windows 11 trên một ổ đĩa khác (Disk 1 hoặc Disk 2), hãy đảm bảo kích chọn ổ đĩa đó. Sau đó, chuyển sang thẻ Volumes và kiểm tra mục Partition style xem nó là GPT hay MBR. Như trong hình dưới đây là GPT .
Bước 5: Chọn GPT/MBR tại mục Partition scheme
Quay trở lại tiện ích Rufus, bạn chọn GPT/MBR tương ứng tại mục Partition scheme. Các tùy chọn khác bạn có thể để mặc định, cuối cùng bấm nút Start.
Bước 6: Tạo ổ USB cài Windows 11 diễn ra tự động
Sau khi quá trình tạo ổ USB cài đặt Windows 11 tự động hoàn tất, khởi động lại máy tính và trong khi máy tính khởi động, hãy nhấn liên tục phím tính năng để truy cập menu Boot. Ví dụ trên laptop HP, nhấn phím Esc để truy cập menu Boot, với các laptop hoặc máy tính để bàn khác, bạn có thể bấm một trong các phím như: F12, F9, F10 … tùy nhà sản xuất.
Bước 7: Nhấn F9 để vào Boot Options
Tiếp theo nhấn phím F9 (phím có thể khác đối với laptop hoặc máy tính để bàn của bạn) để truy cập menu Boot Options, sau đó chọn tùy chọn USB và nhấn Enter.
Bước 8: Thực hiện lần lượt theo hướng dẫn dưới
Bây giờ quá trình cài đặt Windows 11 sẽ bắt đầu. Bạn hãy thực hiện theo hướng dẫn, lần lượt bấm nút Next > Install Now > I don’t have a product key > Select Windows 11 edition > Custom.
Tìm hiểu thêm: Sửa lỗi Camera Truedepth bao nhiêu tiền? Các cách tự khắc phục tại nhà đơn giản và nhanh chóng
Nếu bạn đã kích hoạt Windows trước đó thì tùy chọn Product key và Windows 11 edition page có thể không xuất hiện. Các tùy chọn này sẽ được chọn trước bởi chính trình cài đặt dựa trên cấu hình trước đó.
Bước 9: Chọn phân vùng ổ đĩa C
Tiếp theo kích chọn phân vùng ổ đĩa C dựa theo dung lượng phân vùng rồi bấm Next để cài đặt Windows 11 trên máy tính. Thao tác này sẽ chỉ xóa ổ C (bao gồm các chương trình và tệp từ các mục Desktop, My Documents, Downloads – tất cả trong ổ C) và sẽ không ảnh hưởng tới dữ liệu ở các phân vùng khác.
Bước 10: Chào đón với màn hình thiết lập mới Windows 11
Sau quá trình cài đặt hoàn tất, máy tính sẽ khởi động lại. Lần này, hãy rút ổ đĩa USB ra và bạn sẽ được chào đón bằng màn hình thiết lập hoàn toàn mới của Windows 11.
Bước 11: Lưu ý riêng với Windows 11 Home
Trong quá trình cài đặt, nếu bạn đang sử dụng Windows 11 Home, bạn cũng có thể tạo tài khoản ngoại tuyến thông qua tùy chọn Sign-in Options > Offline Account > Limited experience, nhưng bắt buộc phải có kết nối Internet. Đối với các phiên bản Windows 11 khác, bạn có thể chọn không kết nối với mạng Wi-Fi.
Bước 12: Hoàn tất quá trình cài đặt, cùng tận hưởng Windows 11 mới nào!
Cuối cùng bạn có thể truy cập vào màn hình Desktop hoàn toàn mới của Windows 11 và bạn có thể thoải mái tìm hiểu, khám phá những tính năng mới như menu Start ở giữa, Microsoft Store mới, widgets …
Trên đây FPTShop vừa hướng dẫn các bạn cách có thể
update Win 11 từ Win 10 thông qua Windows Insider Program. Nếu bạn gặp bất kỳ loại lỗi nào liên quan đến TPM, Secure Boot … trong quá trình cài đặt Windows 11, bạn có thể tìm cách khắc phục qua bài cách khắc phục lỗi “This PC Can’t Run Windows 11 Error”.
Xem thêm: 10 tính năng tốt nhất trong Windows 11 22H2
Chuẩn bị
Vật liêu: Máy tính, laptop windows 10, Tài khoản Microsoft
Công cụ: Internet ổn định, Windows 11 ISO (cách 2)
Chuẩn bị tài khoản Microsoft
Nếu có tài khoản hãy chuyển sang bước 2, nếu chưa có tài khoản Microsoft hãy tạo bằng link đăng ký tài khoản Microsoft này nhé!
Đăng ký tham gia chương trình Windows Insider Program
Đăng nhập và đăng ký tham gia chương trình Windows Insider Program tại đây và bấm nút Register > Sign in now.
Đăng nhập bằng tài khoản Microsoft
Nhập thông tin chi tiết tài khoản Microsoft để đăng ký Windows Insider Program ở trên và đăng nhập.
Chọn Get Started trong Windows Insider Program
Chọn menu Start > Settings > Update & Security. Tại đây, chọn tùy chọn Windows Insider Program ở khung bên phải và bấm nút Get Started ở khung bên trái.
Bấm chọn Link an account
Chờ một chút khi màn hình load xong, trong hộp thoại mới hiển thị bạn bấm nút Link an account
Kiểm tra lại cài đặt
Truy cập trở lại menu Start > Settings > Update & security > Windows Insider Program một lần nữa và đảm bảo rằng cài đặt của bạn là chính xác
Bấm nút Check for updates
Sau khi xác nhận xong, tiếp theo truy cập vào menu Start > Settings > Update & Security > Windows Update và bấm nút Check for updates ở bên phải
Chờ một lúc sau đó bấm nút Download
Khi hoàn tất, bạn sẽ nhận được bản cập nhật Windows 11 Insider Preview Build 22000.51 trên máy tính chạy Windows 10 của mình. Bấm nút Download để tải về máy tính.
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn khắc phục khi modem Wi-Fi TP-Link không vào được mạng
Quá trình cài đặt diễn ra tự động
Bây giờ, tùy thuộc vào tốc độ Internet và phần cứng máy tính mà quá trình cài đặt Windows 11 nhanh hay chậm
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn khắc phục khi modem Wi-Fi TP-Link không vào được mạng
Hoàn tất quá trình cập nhật
Sau khi cập nhật xong, tất cả các chương trình, tệp và khóa bản quyền vẫn còn nguyên trên Windows 11.
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn khắc phục khi modem Wi-Fi TP-Link không vào được mạng