Tình trạng này thường gặp khi cài Windows 7, nguyên nhân chủ yếu là do driver bị lỗi thời.
Trong bài này sẽ hướng dẫn bạn cách khắc phục lỗi không tìm thấy ổ cứng khi cài đặt Windows.
Bạn đang đọc: Cách khắc phục tình trạng máy tính không nhận ổ cứng khi cài Windows
Lỗi không tìm thấy ổ cứng là gì?
Trong quá trình cài đặt Windows sẽ có một bước cho bạn thấy danh sách toàn bộ các ổ cứng và phân vùng đang có trên máy, lúc này bạn có thể chọn một trong các ổ cứng đó để làm nơi nạp hệ điều hành Windows. Tuy nhiên nếu đến bước đó mà bạn không thấy danh sách nào thì sẽ không chọn được ổ cứng và cũng không thể tiếp tục cài đặt Windows được.
Lỗi này này thường xảy ra trên các máy tính tính lắp ổ cứng NVME hoặc khi cài đặt Windows 7. Nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này thường là do phiên bản Windows quá cũ không được mainboard hỗ trợ, hoặc một số máy mới hiện nay cần driver SATA mới hơn.
Để khắc phục, bạn sẽ cần tải về một driver SATA mới từ trang chủ Intel và nạp nó vào máy trong quá trình cài đặt Windows.
Cách sửa lỗi không tìm thấy ổ cứng khi cài đặt Windows
Bước 1: Tải về driver SATA, lưu ý Driver sẽ có 2 phiên bản là 32bit và 64 bit, hãy lựa chọn phiên bản tương thích với máy tính của bạn. Sau đó giải nén thư mục vừa tải về, bạn sẽ có được file có đuôi .inf, chính là file Driver. Giờ hãy chép nó vào một nơi trong ổ cứng trên máy tính và nhớ lấy vị trí của nó để lát nữa sẽ dùng tới.
Bước 2: Dưới hình là một hộp thoại trong quá trình cài Windows, với lỗi hiện tại là ta không thấy ổ cứng nào hiện lên trong danh sách. Click vào nút Load Driver ở dưới góc.
Bước 3: Một hộp thoại cảnh báo sẽ hiện lên, click Cancel để bỏ qua nó.
Bước 4: Click tiếp vào nút Browse.
Bước 5: Một hộp thoại mới sẽ hiện lên. Click chọn thư mục có chứa driver SATA đã tải ở bước 1, rồi chọn OK.
Bước 6: Thêm một hộp thoại khác sẽ hiện ra. Click OK để tiếp tục.
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn nạp thẻ điện thoại online dễ nhất
Bước 7: Đánh dấu tick vào mục Hide driver that are not compatible with hardware on this computer rồi click Next.
Bước 8: Click chọn SATA Driver tương ứng với dòng máy của bạn rồi click OK.
Bước 9: Lúc này bạn sẽ lại thấy hộp thoại cài đặt như ở bước 2 nhưng đã hiện lại các ổ cứng. Lúc này bạn có thể tiếp tục cài đặt Windows như bình thường.
>>>>>Xem thêm: Thiết lập chế độ ưu tiên Viber trên điện thoại Android