Bỏ điện thoại vào tủ lạnh để giúp hạ nhiệt nhanh chóng đang được nhiều người truyền tai nhau. Tuy nhiên một số người lại nói rằng việc cho điện thoại vào tủ lạnh sẽ làm hư máy nhanh hơn. Vậy nếu chúng ta bỏ điện thoại vô tủ lạnh có bị sao không?
Nếu điện thoại đột nhiên bị nóng đa số mọi người thường sẽ dùng cách là bỏ điện thoại vào tủ lạnh. Vậy cách này có khiến cho điện thoại bị hư nhanh hơn không? Câu trả lời này sẽ được Blogkienthuc.edu.vn khám phá thông qua bài viết này nhé.
Bạn đang đọc: Bỏ điện thoại vào tủ lạnh có an toàn không? Mẹo nhỏ giúp bạn làm mát điện thoại nhanh chóng
Bỏ điện thoại vào tủ lạnh có bị sao không?
Trên thực tế cho thấy thì chưa từng có trường hợp nào mà điện thoại bị nổ tung gây nguy hiểm khi cho vào tủ lạnh. Vì thế việc bỏ điện thoại vào tủ lạnh rất an toàn cho người dùng tuy nhiên lại ảnh hưởng rất nặng nề đến thiết bị di động của bạn.
Khi điện thoại của bạn đang nóng bị bỏ vào nơi lạnh đột ngột thì các chi tiết kim loại bên trong sẽ dễ hỏng hơn bởi bị co giãn đột ngột. Ngoài ra vì môi trường bên trong tủ lạnh thường có hơi ẩm cao từ thực phẩm nên nếu như bạn bỏ điện thoại vào tủ lạnh cũng sẽ khiến máy bị nhiễm ẩm, từ đó gây ra lỗi phần mềm cũng như phần cứng. Ngay cả khi điện thoại đã được cho vào túi chống nước thì về lâu dài điện thoại của bạn vẫn sẽ bị giảm tuổi thọ nhanh hơn.
Các ứng dụng làm mát điện thoại có tác dụng như lời quảng cáo không?
Ngoài việc bỏ điện thoại vào tủ lạnh có nguy hiểm không thì còn một câu hỏi được đặt ra khá nhiều đó là ứng dụng làm mát điện thoại có hiệu quả không? Câu trả lời ngắn gọn là có tuy nhiên lại không toàn toàn.
Các ứng dụng làm mát Iphone, điện thoại hiện nay đều có ít nhất 3 chức năng cơ bản như sau:
- Đóng các ứng dụng chạy ngầm làm tốn RAM và khiến nóng máy.
- Tăng tốc thiết bị điện thoại.
- Cảnh báo khi nhiệt độ điện thoại của bạn quá nóng.
Về cơ bản thì hiện tượng điện thoại bị nóng thường bắt nguồn từ việc điện thoại đã cũ, hoặc do bạn đang sử dụng quá nhiều ứng dụng cùng lúc. Để khắc phục tình trạng đó thì các ứng dụng làm mát điện thoại sẽ tắt bớt những app không cần thiết. Và điện thoại không phải hoạt động quá nhiều sẽ tự mát trở lại.
Các ứng dụng làm mát điện thoại không thực sự khiến máy điện thoại hạ nhiệt mà chỉ giảm tải bớt các hoạt động của điện thoại để điện thoại tự mát lại. Trong trường hợp điện thoại đã quá cũ thì các phần mềm này gần như sẽ không còn hiệu quả nhiều nữa.
Tổng hợp mẹo làm mát điện thoại an toàn
Điện thoại bị nóng sẽ chạy chậm hơn, làm bạn khó chịu. Vậy nếu bỏ điện thoại vào tủ lạnh không an toàn hoặc dùng ứng dụng làm mát cũng không hiệu quả. Vậy nên làm thế nào để làm mát điện thoại? Dưới đây là một số mẹo làm mát dành cho bạn.
Sử dụng đúng loại sạc
Để sạc nhanh thì người dùng sử dụng các loại cáp sạc và củ sạc kém chất lượng sẽ khiến dòng điện vào điện thoại không kiểm soát. Từ đó khiến điện thoại sẽ nóng lên nhanh do dòng sạc không được điều tiết. Và có thể rất dễ bị nổ tung khi nhiệt độ tăng cao. Và đây là lý do các nhà sản xuất vẫn thường khuyên người dùng nên sử dụng sạc chính hãng.
Tháo ốp điện thoại khi máy nóng
Chắc hẳn ai cũng sử dụng ốp lưng để bảo vệ điện thoại. Và ốp lưng sẽ khiến điện thoại không tỏa nhiệt được từ đó gây nên tình trạng nóng máy. Để khắc phục tình trạng này bạn nên có thể tháo ốp điện thoại khi dùng trong thời gian dài hoặc lúc đang sạc.
Cập nhật thường xuyên hệ điều hành điện thoại
Tìm hiểu thêm: 3 mẹo hữu ích giúp sử dụng Mac tuyệt vời hơn
Các hệ điều hành lỗi thời, không tương thích với điện thoại sẽ làm tốn nhiều thời gian để chạy các ứng dụng hơn. Và đây là nguyên nhân hàng đầu làm nóng máy. Trong quá trình sử dụng bạn nên chú ý cập nhật hệ điều hành mới thường xuyên để máy chạy mượt mà hơn nhé.
Tắt bớt các ứng dụng
Nhiều người dùng có thói quen quên tắt các ứng dụng sau khi dùng xong hoặc tạm thoát ra. Sau một thời gian, các ứng dụng chạy ngầm này sẽ khiến điện thoại nóng và chạy chậm hơn. Ngoài ra điện thoại chạy nhiều ứng dụng cùng lúc cũng sẽ khiến điện thoại nhanh hết pin hơn.
Thay vì dùng mẹo bỏ điện thoại vào tủ lạnh thì người dùng chỉ cần tắt bớt các ứng dụng không cần thiết cũng để làm mát điện thoại rồi.
Độ sáng màn hình vừa phải
Tương tự các ứng dụng thừa, điện thoại có độ sáng màn hình quá cao cũng sẽ nhanh nóng lên vì phải làm việc đa nhiệm. Vì thế bạn hãy giảm độ sáng màn hình xuống khoảng 30 đến 40% để giúp điện thoại không nóng lên nhanh. Ngoài ra cũng bảo vệ đôi mắt của chính mình.
Khởi động lại thiết bị điện thoại của bạn
Trong trường hợp điện thoại có quá nhiều ứng dụng đang chạy ngầm không thể tắt hết bạn hãy khởi động lại điện thoại sẽ giúp máy giải phóng bớt RAM và giúp làm mát điện thoại.
Không đặt trực tiếp điện thoại dưới ánh nắng mặt trời
>>>>>Xem thêm: Cách sửa lỗi D3dcompiler_42.dll Not Found trong Windows 11
Cũng như các thiết bị khác, điện thoại đặt gần những nguồn nhiệt như mặt trời, bếp,… cũng sẽ dễ bị ảnh hưởng và nhanh nóng lên hơn. Chính vì thế khi không sử dụng bạn hãy đặt điện thoại ở những nơi thoáng mát và tránh ánh nắng mặt trời.
Kết luận
Bài viết này của Blogkienthuc.edu.vn đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bỏ điện thoại vào tủ lạnh có an toàn không? Mong rằng chúng tôi đã cung cấp những thông tin bổ ích liên quan cho bạn.
Xem thêm:
- Cách khắc phục điện thoại bị nóng khi chơi game
- Mẹo khắc phục tình trạng điện thoại Android quá nóng khi sạc pin
Nếu bạn đang có nhu cầu mua điện thoại mới, hãy ghé ngay cửa hàng Blogkienthuc.edu.vn để lựa chọn cho mình những sản phẩm phù hợp. Tại Blogkienthuc.edu.vn cung cấp đa dạng mẫu mã, giá cả phải chăng đi kèm chất lượng dẫn đầu thị trường hiện nay.
- Điện thoại Vivo