Bit và Byte là gì và có gì khác nhau?

Bit và Byte là gì và có gì khác nhau?

Bit và Byte là hai đơn vị đo lường rất phổ biến trong giới công nghệ thông tin, tuy nhiên đối với những ai không rành sẽ rất dễ nhầm lẫn giữa hai đơn vị này.

Trong bài này sẽ giới thiệu cho bạn lần lượt về Bit và Byte, qua đó giúp bạn phân biệt được cả hai một cách rõ ràng.

Bạn đang đọc: Bit và Byte là gì và có gì khác nhau?

Bit là gì?

Bit và Byte là gì và có gì khác nhau?

Bit – viết tắt của binary digit,  là đơn vị nhỏ nhất dùng để biểu thị những thông tin trong máy tính và là đơn vị cơ bản dùng để đo lượng thông tin trong hệ thống hoặc tính dung lượng của bộ nhớ, ví dụ như ổ cứng, thẻ nhớ, USB, RAM… Mỗi bit là một chữ số nhị phân 0 hoặc 1, đồng thời thể hiện một trong hai trạng thái tắt hoặc mở tương ứng của cổng luận lí nằm trong mạch điện tử.

Kí hiệu của Bit là chữ “b” (không viết hoa).

Byte là gì?

Bit và Byte là gì và có gì khác nhau?

Byte là đơn vị dùng để biểu thị dung lượng lưu trữ dữ liệu trên bộ nhớ máy tính. 1 byte tương đương 8 Bit và có thể thể hiện 256 trạng thái của thông tin. 1 Byte chỉ có thể biểu diễn một ký tự. 10 Byte có thể tương đương xấp xỉ với một từ. 100 Byte cũng có thể tương đương với một câu mà có độ dài trung bình.

Kí hiệu của Byte là chữ “B” (viết hoa).

Bit và Byte có gì khác biệt?

Bit thường được dùng để mô tả tốc độ truyền tải của dữ liệu trong thiết bị lưu trữ và mạng viễn thông, ngoài ra bit còn dùng để chỉ khả năng tính toán của CPU cùng một số chức năng khác, ví dụ như tốc độ mạng là 300Mbps (megabit mỗi giây).

Tìm hiểu thêm: Các biện pháp chống sét bảo vệ thiết bị điện tử ai cũng nên biết

Bit và Byte là gì và có gì khác nhau?

Trong khi đó, Byte thường được dùng để thể hiện dung lượng của thiết bị lưu trữ, ví dụ như USB 2GB hay ổ cứng 2TB.

Bit và Byte là gì và có gì khác nhau?

>>>>>Xem thêm: Cách ghi âm cuộc gọi Zalo trên Samsung mà bạn cần biết: Tiện lợi cho công việc và học tập

Như vậy, nói một cách ngắn gọn nhất thì bit là tốc độ đường truyền mạng còn byte là dung lượng USB/ổ cứng.

Xem thêm: CPU là gì?

Xem thêm: Công nghệ đồng bộ hóa AMD Freesync là gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *