“Điều buồn nhất” là có lẽ là khi cắm điện, điện thoại nhận sạc nhưng không vào pin. Dưới đây là những bước kiểm tra đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả nhất để bạn xử lý tình trạng khó chịu này.
Khi điện thoại nhận sạc nhưng không vào pin, có hàng tá lý do dẫn đến tình trạng oái oăm này, vấn đề là chúng ta cần đi theo từng bước để dò ra “thủ phạm”. Để mọi thứ trở nên đơn giản, chúng ta hãy bắt đầu từ nơi cơ bản nhất: nguồn điện, nơi cung cấp năng lượng cho điện thoại, sau đó đến củ sạc, dây cáp, rồi đến điện thoại và nền tảng hệ điều hành.
Bạn đang đọc: Cách kiểm tra điện thoại nhận sạc nhưng không vào pin nhanh chóng và hiệu quả nhất
Cách kiểm tra điện thoại nhận sạc nhưng không vào pin
Kiểm tra nguồn điện
Cổng USB trên laptop thường sạc chậm hơn so với dùng củ sạc cắm vào ổ điện
Lý do điện thoại nhận sạc nhưng không vào pin có thể xuất phát từ nguồn điện. Ổ điện cung cấp điện để sạc cho thiết bị nếu chập chờn không chỉ không sạc được cho chiếc điện thoại mà còn làm hỏng nó. Để chắc chắn, bạn hãy lấy một thiết bị điện nào đó cắm vào ổ điện xem có hoạt động bình thường hay không? Nếu không chắc chắn, hãy thử một ổ cắm điện khác trong nhà.
Bạn cũng cần lưu ý khi sử dụng laptop hay máy tính làm nguồn sạc vì công suất sạc của nó khá thấp chứ không cao như củ sạc nên điện năng cung cấp cho chiếc điện thoại sẽ không như khi dùng củ sạc cắm vào nguồn điện.
Kiểm tra củ sạc
Rất nhiều tình huống điện thoại nhận sạc nhưng không vào pin là do củ sạc
Củ sạc sẽ có hai chỗ chúng ta cần kiểm tra để chắc chắn đây không phải là lý do dẫn đến tình trạng điện thoại nhận sạc nhưng không vào pin: Chân cắm củ sạc và cổng USB-A. Rất nhiều trường hợp chân cắm kim loại của củ sạc bị vênh, cong, dẫn đến khi cắm vào ổ điện thì không ăn điện, điện đóm chập chờn. Lúc này, khả năng cháy nổ xảy ra là khá cao.
Cổng USB-A trên củ sạc là một trong những điểm yếu có thể dẫn đến tình trạng sạc pin không vào thiết bị. Bạn hãy kiểm tra xem các chân tiếp xúc có bị gỉ sét hay gãy, cong vênh hay không. Nếu cần thiết thì thử đổi một củ sạc khác có cùng hãng và chủng loại thì càng tốt.
Kiểm tra dây cáp sạc
Dây cáp sạc bị gãy lòi cả lõi ra ngoài thì cần được thay mới ngay
Dây cáp sạc bao gồm có 2 đầu, 1 đầu cắm vào củ sạc và 1 đầu cắm vào điện thoại. Đảm bảo 2 đầu dây sạc sạch sẽ, không bị gãy, tróc mạch điện tử để khi cắm vào củ sạc cho hiệu quả sạc cao nhất.
Phần cổ đầu dây rất dễ bị gãy cho người dùng cầm để rút sạc ra, cần cẩn thận khi rút dây sạc, hoặc có thể tậu cho mình dòng dây cáp bên thứ ba được bọc dù với thiết kế giúp tránh gãy cổ dây cáp sạc.
Hãy thử đổi một dây cáp sạc khác, cùng hãng thì càng tốt.
Kiểm tra chiếc smartphone
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân và cách khắc phục lỗi Messenger không gửi được ảnh
Cần kiểm tra cổng sạc trước khi cắm sạc
Nếu đã đến bước này thì mọi thứ trước đó đã ổn, vậy khả năng cao là do điện thoại (phần cứng) và do hệ điều hành (phần mềm). Hãy cùng đi kiểm tra 2 thành phần này.
Để kiểm tra phần cứng, bạn xem chỗ cổng sạc xem có bụi hay cổng sạc có bị gãy, cong, vênh gì không. Nếu có bụi, hãy dùng bàn chải đánh răng vệ sinh rồi cắm sạc lại.
Nếu bị gãy, cong hay vênh, hãy liên hệ trung tâm bảo hành, sửa chữa thay thế thiết bị. Nếu như mọi thứ vẫn ổn, có thể là do quả pin, nhưng mà quả pin thì không thể kiểm tra được, nhất là với những máy đời mới.
Với dòng smartphone đời cũ sử dụng pin rời, hãy thử kiểm tra xem pin có bị phù, bị móp méo hay vấn đề gì không. Nếu không có, hãy vui đi vì nếu lỗi ở phần mềm thì thường bạn không phải mang máy đi bảo hành hay sửa.
Điện thoại bị sập nguồn thường cần một khoảng thời gian mới mở máy lên khi sạc
Để kiểm tra phần mềm, trước hết hãy thử tắt máy khởi động lại. Sau đó thử cắm sạc lại trong 5-10 phút xem có tăng phần trăm pin hay không. Nếu máy tắt nguồn, khi sạc phải chờ vài phút máy mới lên.
Thường thì máy nóng, sạc pin sẽ lâu, hoặc đang sạc pin mà chơi game, pin sạc cũng lâu và khả năng không tăng số phần trăm là có. Thế nên khi sạc, hãy sạc chiếc điện thoại và không nên sử dụng.
Nếu như chiếc smartphone mới cài bản cập nhật, có thể sạc pin cũng không vào. Lúc này bạn cần gỡ bỏ bản cập nhật, đưa máy về phiên bản ổn định trước đó và sạc thử lại.
Nếu vẫn không được, hãy thử “khởi động nóng” thiết bị. Rất nhiều trường hợp ứng dụng bị “mắc kẹt” khiến chiếc điện thoại hoạt động không bình thường, sau khi khởi động nóng thì mọi thứ trở lại như cũ.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Chủ Wi-Fi có biết lịch sử truy cập web của các thành viên trong gia đình không?
Khôi phục cài đặt gốc để trả phần mềm của điện thoại trở về như khi mới mua máy
Cuối cùng, hãy thử khôi phục cài đặt gốc của chiếc điện thoại xem có giải quyết được vấn đề hay không. Trước khi khôi phục hãy nhớ sao lưu lại dữ liệu trên điện thoại.
Trong trường hợp tất cả những thứ trên bạn đã kiểm tra và không tìm ra được nguyên nhân, tốt nhất là mang máy ra Trung tâm bảo hành hoặc cửa hàng nơi mua máy nhờ kiểm tra, bảo hành, sửa chữa.
Trên đây là các lí do và cách khách phục điện thoại nhận sạc nhưng không vào pin. Bạn hãy thử và thực hiện, chúc bạn khắc phục được lỗi này hiệu quả nhé!
Xem thêm:
Cách kiểm tra độ chai pin Android và tình trạng sức khỏe của pin