Ổ cứng là nơi lưu trữ tất cả các dữ liệu quan trọng. Vì vậy việc đảm bảo ổ cứng luôn khỏe mạnh là rất cần thiết để tránh sự cố hỏng ổ đĩa và mất dữ liệu. Dưới đây FPTShop sẽ hướng dẫn 6 cách để kiểm tra tình trạng ổ cứng khi cần.
Kiểm tra ổ cứng máy tính trong BIOS
Nếu bạn đang sử dụng máy tính có main hiện đại thì có thể chạy kiểm tra ổ cứng trong BIOS mà không bị bất kỳ sự can thiệp nào dựa trên hệ điều hành. Khởi động lại máy tính của bạn, sau đó bấm phím Delete, F2, F12, hoặc nút màn hình khởi động thông báo để có thể truy cập vào BIOS hệ thống.
Bạn đang đọc: 6 cách kiểm tra tình trạng ổ cứng trên Windows 10
Khi vào BIOS, các hướng dẫn chính xác sẽ tùy thuộc vào nhà sản xuất main. Ví dụ với mail MSI Mortar WiFi B550M, trong BIOS bạn có thể truy cập Settings -> Advanced -> NVME self-test để kiểm tra tình trạng ổ đĩa NVMe của mình.
Trên laptop Dell và HP, bạn có thể kiểm tra tình trạng ổ cứng bằng cách vào BIOS và tìm tùy chọn Diagnostics.
Kiểm tra ổ cứng máy tính bằng cách tối ưu hóa và chống phân mảnh ổ cứng
Ổ cứng SATA truyền thống có thể đã và đang dần nhường chỗ cho ổ SSD, nhưng chúng vẫn rất phổ biến và là giải pháp phù hợp để lưu trữ ảnh, video và các dữ liệu khác. Ổ SSD dù không bao giờ cần chống phân mảnh nhưng vẫn cần được tối ưu hóa.
Nếu bạn cảm thấy ổ cứng của mình đang chậm lại, thì nên kiểm tra xem nó bị phân mảnh như thế nào. Trên máy tính chạy Windows 10, nhập từ defrag vào khung Search cạnh menu Start, sau đó kích chọn kết quả hiển thị là Defragment and Optimize Drives. Tiếp theo chọn ổ đĩa cần kiểm tra và bấm nút Analyze.
Nếu Windows phát hiện phân mảnh ổ đĩa, hãy bấm nút Optimize (trước đây gọi là Defrag) để tối ưu hóa cho ổ đĩa đó. Nếu không muốn sử dụng công cụ tích hợp Windows thì các bạn có thể dụng ứng dụng miễn phí như Defraggler để phát hiện và giảm phân mảnh ổ cứng tương đối hiệu quả.
Sử dụng công cụ của nhà sản xuất để kiểm tra ổ cứng máy tính
Hầu hết các nhà sản xuất ổ cứng lớn đều có các công cụ mạnh mẽ miễn phí để theo dõi sức khỏe và hiệu suất ổ cứng. Để biết ổ đĩa cứng của bạn thuộc nhà sản xuất nào, bạn thực hiện như sau:
Nhập từ khóa device manager vào khung Search cạnh menu Start và kích chọn mục Device Manager trong kết quả tìm kiếm hiển thị.
Trong của sổ Device Manager hiển thị, kích vào mục Disk drives để xem và ghi lại số model ổ cứng bạn đang sử dụng. Tiếp theo, nhập số model của ổ cứng vào Google để tìm kiếm tên nhà sản xuất ổ cứng đó.
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách soạn giáo án PowerPoint đẹp, chuyên nghiệp từ A – Z
Sau đó, truy cập trang hỗ trợ của nhà sản xuất và tìm tiện ích ổ cứng tương ứng. Để giúp bạn không mất nhiều thời gian tìm kiếm tiện ích cho ổ cứng, dưới đây là danh sách một số trang web của các nhà sản xuất ổ cứng thương hiệu lớn nhất:
Western Digital
Seagate
Samsung
Adata
Mỗi công cụ sẽ hoạt động khác nhau một chút, nhưng quan trọng nhất đều có các tính năng chẩn đoán cho phép bạn kiểm tra tình trạng ổ cứng hiện tại.
Sử dụng công cụ CHKDSK của Windows để kiểm tra ổ cứng máy tính
Windows CHKDSK Tool là một công cụ tích hợp hỗ trợ quét ổ đĩa cứng để tìm lỗi hệ thống và các thành phần xấu, sau đó cho bạn biết nếu có bất kỳ sự cố nào với ổ đĩa cứng mà công cụ này không thể khắc phục được.
Để sử dụng CHKDSK, kích chuột phải vào phân vùng ổ đĩa cứng muốn kiểm tra lỗi, chọn Properties trong menu xổ xuống. Trong hộp thoại mới hiển thị chọn thẻ Tools, sau đó bấm nút Check now.
Một hộp thoại sẽ mở ra với hai tùy chọn để sửa lỗi và quét các thành phần xấu. Bạn có thể chọn cả hai tùy chọn đồng thời để kiểm tra nếu muốn. Sau đó bấm nút Start để kiểm tra và nhận báo cáo cơ bản về các sự cố đĩa cứng (nếu có).
Công cụ này rất cơ bản và tập trung vào việc tìm kiếm các lỗi hệ thống và các thành phần xấu. Nó sẽ chỉ cho bạn biết nếu có bất kỳ vấn đề lớn nào vì vậy chỉ sử dụng Windows CHKDSK Tool như một công cụ kiểm tra và sửa chữa ổ cứng cơ bản.
Sử dụng WMIC để kiểm tra ổ cứng máy tính
WMIC là một giao diện dòng lệnh cho phép thực hiện nhiều tác vụ quản trị, bao gồm cả kiểm tra tình trạng ổ cứng. Nó sử dụng tính năng SMART (Công nghệ tự giám sát, phân tích và báo cáo) của ổ cứng để xem trạng thái và đưa ra kết luận đơn giản, như “OK”, “Pred Fail” … Giống như Windows CHKDSK Tool ở trên, WMIC vẫn là một lệnh rất cơ bản cung cấp rất ít thông tin nhưng nhanh chóng và là tính năng tích hợp sẵn của Windows.
Để kiểm tra đĩa cứng bằng WMIC, nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run. Nhập cmd vào khung trống rồi bấm nút OK. Trong cửa sổ dòng lệnh hiển thị, nhập vào các lệnh sau:
wmic diskdrive get status và nhấn Enter để kết thúc lệnh:
Bạn sẽ thấy trạng thái của ổ đĩa cứng sau một khoảng thời gian ngắn.
Kiểm tra ổ cứng máy tính bằng công cụ kiểm tra tình trạng ổ cứng của bên thứ ba
Bạn cũng có thể sử dụng các công cụ kiểm tra tình trạng ổ cứng của bên thứ ba. Các công cụ này sử dụng cùng một tính năng SMART của ổ cứng để tìm nạp dữ liệu, giống như WMIC. Tuy nhiên, thông tin chi tiết hơn thay vì chỉ hiển thị trạng thái tốt hoặc xấu.
CrystalDiskInfo
Đứng đầu danh sách là CrystalDiskInfo. Đây là công cụ thực sự đơn giản nhưng mạnh mẽ, sẽ cung cấp tất cả các thông tin cần thiết liên quan đến ổ cứng như nhiệt độ, tình trạng sức khỏe, loại đĩa cứng và các tính năng cũng như các thuộc tính khác, như tỷ lệ lỗi đọc/ghi, thời gian quay vòng … .
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn bạn cách tắt tự động sáng màn hình trên Apple Watch
Sau khi tải và cài đặt xong rystalDiskInfo, tất cả những gì bạn cần làm là khởi chạy chương trình và sẽ thấy tất cả thông tin về ổ đĩa cứng trong giao diện chính. Công cụ này cũng sẽ kiểm tra tình trạng ổ cứng sau mỗi 10 phút (theo mặc định) và cảnh báo nếu có bất kỳ điều gì sai.
Ngoài ra còn có các công cụ kiểm tra sức khỏe ổ cứng của bên thứ ba khác như Hard Disk Sentinel và HDDScan. Những công cụ này cao cấp hơn nhiều với vô số tính năng bổ sung, nhưng đối với người dùng phổ thông thì CrystalDiskInfo sẽ là hoàn hảo.
Như vậy các bạn có thể sử dụng các công cụ của bên thứ ba với nhiều tính năng và thông tin chi tiết hơn để kiểm tra kỹ hơn tình trạng ổ cứng hiện tại trên máy tính. Nếu không cần thêm chi tiết thì các công cụ tích hợp với Windows sẽ phù hợp hơn.
Xem thêm:
4 cách kiểm tra ổ cứng SSD hay HDD đơn giản, chính xác nhất
Các lý do khiến máy tính không nhận ổ cứng và cách khắc phục