Tất tần tật từ A-Z về chip LED SMD

Tất tần tật từ A-Z về chip LED SMD

LED SMD là lựa chọn hàng đầu trong việc sản xuất các thiết bị chiếu sáng, đặc biệt là đèn LED. Vậy công nghệ này là gì, có những ưu điểm như thế nào?

Thị trường hiện nay có nhiều công nghệ mới mang lại chất lượng chiếu sáng ấn tượng cho đèn. Một trong số đó có thể kể đến chip LED SMD, cùng tìm hiểu thêm về công nghệ này trong bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Tất tần tật từ A-Z về chip LED SMD

1. Khám phá chip LED SMD là gì?

SMD viết tắt của cụm từ tiếng Anh Surface Mounted Device có nghĩa là linh kiện được gắn trên bề mặt. Đúng như tên gọi, ở công nghệ này mắt chip LED gắn trực tiếp lên bảng mạch in của đèn khác với công nghệ DIP cần có các “chân” để lắp chúng vào bảng mạch.

Tất tần tật từ A-Z về chip LED SMD

Chip LED SMD là công nghệ tiên tiến nhất và được sử dụng rộng rãi hiện nay. Phương pháp này được phát triển để tạo ra những thiết bị chiếu sáng với kích thước nhỏ. Đèn thông báo cho các thiết bị di động cũng sử dụng công nghệ LED SMD nói trên.

Nhờ việc linh kiện được gắn trực tiếp trên bề mặt bảng mạch mà các thiết bị chiếu sáng trở nên nhỏ gọn, dễ bảo quản và dễ dàng vận chuyển hơn.

2. Cấu tạo của LED SMD

Cấu tạo của LED SMD gồm các bộ phận chính đó là: mắt chip LED, bảng mạch, keo tản nhiệt và nhôm kỹ thuật.

Mắt chip LED

Đây là bộ phận quan trọng nhất của đèn LED, gồm chất bán dẫn có các tạp chất giữa 2 khối Anot (P) và Catot (N). Khi dòng điện chạy qua, chất bán dẫn của Catot sẽ lấp đầy lỗ trống trong Anot làm đèn phát sáng.

Chip LED SMD được sản xuất bằng cách ứng dụng công nghệ FLIP-CHIP sử dụng chất nền trong suốt để gắn chặt LED. Chúng được cố định trên bảng mạch với bề mạch khép kín nhờ đó mà các chip hoạt động độc lập với nhau.

Tất tần tật từ A-Z về chip LED SMD

Bảng mạch in

Đây là nơi đặt bo mạch của chip LED và cũng là bộ phận giữ cho chip không bị rơi ra khi có những tác động từ ngoại lực hay xảy ra va chạm. Vai trò của bộ phận này đó là hỗ trợ kết nối các chip LED khác nhau bằng đường dây dẫn.

Bảng mạch có cấu tạo từ các tấm đồng được ép lên nhau và phủ chất liệu cách điện tốt để ngăn việc rò điện ra bên ngoài. Nhờ vậy mà tạo nên sự an toàn cho người sử dụng khi tiếp xúc với môi trường điện.

Keo tản nhiệt

Đây là chất để gắn chặt chip LED với bảng mạch. Đồng thời, keo này cũng có tác dụng tản nhiệt để chip không bị nóng khi hoạt động. Khi chip LED hoạt động nhiều sẽ bị nóng lên, keo tản nhiệt góp phần giúp chip nâng cao tuổi thọ, có thể sử dụng lâu dài hơn.

Nhôm kỹ thuật

Nhôm kỹ thuật là miếng nhôm nhỏ được bọc ở mặt đế của chip. Chúng được làm từ vật liệu chất lượng cao để chống oxy hóa và chịu được các tác động của ngoại lực. Nhôm kỹ thuật có nhiệm vụ bảo vệ bảng mạch in và chip LED được an toàn.

Tìm hiểu thêm: Chia sẻ 3 cách kiểm tra iPhone mới chưa Active chỉ với một vài thao tác siêu đơn giản

Tất tần tật từ A-Z về chip LED SMD

3. Phân loại Chip LED SMD

Chip LED SMD được phân loại dựa theo kích thước đó là nhỏ – trung bình – lớn.

3.1. Chip LED SMD nhỏ

Ở nhóm chip LED SMD nhỏ, có 3 loại chip đó là Chip LED SMD 0805, Chip LED SMD 1104 và Chip LED SMD 3030.

  • Chip LED SMD 0805: có kích thước chiều dài và chiều rộng lần lượt là 0.8 và 0.5mm. Loại chip này được lắp đặt trong những chiếc đèn LED có công suất rất nhỏ như đèn LED tín hiệu, đèn LED nhấp nháy.
  • Chip LED SMD 1104: có kích thước chiều dài và chiều rộng lần lượt là 1.1 và 0.4 mm. Loại này được dùng cho đèn LED có công suất nhỏ như màn hình LED LCD, đèn cầm tay, đèn âm trần,…
  • Chip LED SMD 3030: có kích thước chiều dài và rộng lần lượt là 3.0 và 0.3 mm. Chúng được dùng cho đèn trang trí hay đèn LED trên những biển quảng cáo.

Tất tần tật từ A-Z về chip LED SMD

3.2. Chip LED SMD trung bình

Có 3 loại Chip LED SMD trung bình đó là 4014, 5050 và 5730.

  • Chip LED SMD 4014: có kích thước chiều dài và chiều rộng lần lượt là 4,0 và 1,4 mm. Loại chip LED này được ứng dụng trong những chiếc đèn có công suất nhỏ như đèn âm trần, đèn LED xe hơi.
  • Chip LED SMD 5050: có kích thước là 5.0 x 5.0 mm. Dòng chip này được lắp đặt cho hầu hết các loại đèn LED có công suất nhỏ như đèn trang trí, đèn hồ bơi, đèn âm trần,…
  • Chip LED SMD 5730: với kích thước 5.7 x 3.0 mm, loại đèn này được dùng nhiều trong văn phòng, nhà hàng, cửa hàng, đường phố, thôn xóm…

3.3. Chip LED SMD lớn

 Chip LED SMD 7014 và Chip LED SMD 8520 là 2 loại thuộc nhóm lớn.

  • Chip LED SMD 7014: có kích thước 7.0 mm x 1.4 mm và được lắp đặt trên các đèn có công suất lớn như đèn trên đường, đèn LED phân xưởng…
  • Chip LED SMD 8520: là loại có kích thước lớn nhất với chiều dài 8.5 mm, chiều rộng 2.0 mm. Vì to nhất nên loại chip này chịu được công suất lớn nhất so với các loại trên. Chip LED SMD 8520 được lắp đặt trong những loại đèn chiếu sáng trên không gian lớn như đèn sân vận động, đèn giao thông, đèn cao áp…

4. Ưu – Nhược điểm của LED SMD

Ưu điểm

Một số điểm mạnh của LED SMD như sau:

  • Đèn sử dụng chip LED SMD có tuổi thọ cao với khả năng phát sáng liên tục lên tới 65.000 giờ. Bên cạnh đó, công nghệ này giúp hạn chế việc đèn bị chập cháy, nhấp nháy trong quá trình sử dụng.
  • So với những loại đèn khác như đèn LED công nghệ DIP, đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang thì đèn LED SMD tiết kiệm điện năng tốt hơn 70%.
  • Chip LED được được gắn trực tiếp trên bo mạch và sử dụng keo tản nhiệt nên có khả năng hạ nhiệt tốt hơn.
  • Đèn chip LED SMD đa dạng về màu sắc với khả năng biến đổi lên tới 16,7 triệu màu.

Tất tần tật từ A-Z về chip LED SMD

>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn cách chuyển file EPUB thành PDF dễ dàng

Nhược điểm

Ngoài những ưu điểm kể trên, LED SMD vẫn còn một số nhược điểm đó là:

  • Đèn LED SMD có quang thông thấp hơn so với LED COB làm mức độ chiếu sáng tập trung kém hơn.
  • Loại đèn này có thể gây ra hiện tượng đổ bóng khi chiếu sáng làm ảnh hưởng đến độ chính xác khi làm việc dưới đèn.
  • Vì các linh kiện được gắn chặt vào nhau nên việc sửa chữa và bảo dưỡng sẽ khó hơn so với đèn chip COB. Bên cạnh đó, chi phí sửa chữa hoặc thay mới của LED SMD cũng cao hơn các loại chip LED khác.

Đó là tất tần tật những thông tin nổi bật và phân biệt các loại chip LED SMD. Hy vọng bài viết mang đến cho bạn những kiến thức mới mẻ và bổ ích. Truy cập Blogkienthuc.edu.vn để cập nhật thông tin công nghệ mới nhất nhé.

Xem thêm: 4 loại đui đèn xoắn thường thấy trên thị trường

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *