SSL là gì? Tầm quan trọng của SSL có thể bạn chưa biết

SSL là gì? Tầm quan trọng của SSL có thể bạn chưa biết

Có thể bạn chưa biết, việc thông tin của bạn được chuyển đi an toàn trên máy tính, những liên kết người dùng truy cập vào đã được mã hóa, giảm nguy cơ lừa đảo cho bạn đều có sự góp mặt của SLL. Vậy SLL là gì? Tìm hiểu ngay nhé!

SSL là gì?

SSL (Secure Sockets Layer) là một công cụ để thiết lập các kết nối được mã hóa an toàn, bảo mật giữa máy chủ website (host) với trình duyệt website (client).

Bạn đang đọc: SSL là gì? Tầm quan trọng của SSL có thể bạn chưa biết

Dữ liệu khi được truyền tải qua SSL sẽ đảm bảo sự riêng tư lẫn có độ tin cậy cao. Ngày nay, SSL được hàng triệu website tin dùng nhằm đảm bảo an toàn cho những giao dịch trực tuyến.

Bởi vậy, khi bạn truy cập vào một địa chỉ trang website nào đó có địa chỉ bắt đầu bằng miền https:// trên thanh tìm kiếm, nghĩa là bạn đã tạo lập một kết nối an toàn với SSL.

Xem thêm: Bootstrap là gì? Cách sử dụng Boootstrap trong phát triển website

SSL là gì? Tầm quan trọng của SSL có thể bạn chưa biết

Tầm quan trọng của SSL có thể bạn chưa biết 

Mã hóa thông tin nhạy cảm

SSl có tác dụng lớn trong việc giữ cho những thông tin nhạy cảm được mã hóa một cách tối ưu và an toàn khi gửi chúng qua Internet. Nếu chưa được mã hóa với chứng chỉ SSL (SSL Certificate), thì bất cứ máy tính nào ở giữa bạn và máy chủ đều có thể nhìn thấy số thẻ tín dụng, tên tài khoản hay thậm chí là mật khẩu cùng những thông tin nhạy cảm khác. Ngược lại, khi SSL được sử dụng, các thông tin được bảo mật hoàn toàn, chỉ có máy chủ bạn gửi đến mới biết được các thông tin. Cũng nhờ đó mà những kẻ lấy cắp thông tin không thể đọc hay lấy trộm thông tin của người dùng.

SSL là gì? Tầm quan trọng của SSL có thể bạn chưa biết

Mã hóa thông tin nhạy cảm

Cung cấp tính xác thực

Bên cạnh chức năng mã hóa, SSL còn giúp cung cấp sự xác thực. Cụ thể, SSL sẽ giúp người dùng biết được chắc chắn rằng mình đang gửi thông tin đến đúng máy chủ tương ứng, chứ không phải gửi đến một kẻ mạo danh nào đó đang cố gắng lấy cắp thông tin.

Lưu ý rằng, một SSL Certificate chỉ được nhà cung cấp uy tín cấp đến cho một công ty khi công ty đó đã vượt qua một số cuộc kiểm tra danh tính cụ thể.

Cung cấp sự tin cậy

Sau khi sử dụng SSL, các trình duyệt web sẽ cung cấp cho người dùng những tín hiệu cụ thể để cho họ biết rằng kết nối của họ đang được đảm bảo. Dấu hiệu nhận biết là một biểu tượng khóa hoặc một thanh màu xanh lam. Nhờ đó mà các trang web sẽ có được sự tin tưởng của khách hàng, tăng khả năng mua hàng.

Tìm hiểu thêm: Google Drive là gì? Hướng dẫn sử dụng Google Drive

SSL là gì? Tầm quan trọng của SSL có thể bạn chưa biết
SSL mang đến sự tin cậy

Chống lại sự lừa đảo

SSL cũng có công lớn trong việc giúp người dùng chống lại những cuộc tấn công lừa đảo. Ví dụ như một email lừa đảo được gửi từ một kẻ xấu đang cố gắng mạo danh trang web của bạn, thông thường, email này sẽ có một liên kết đến website của tên tội phạm. Tuy nhiên, nếu website có SSL, thì dù là hacker cũng khó có thể mạo danh website, nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm về tính an toàn khi sử dụng SSL.

SSL là gì? Tầm quan trọng của SSL có thể bạn chưa biết

Chống lại sự lừa đảo

Quy trình tạo ra một kết nối mã hóa

Một kết nối an toàn SSL được tạo ra thông qua các bước sau đây:

Bước 1: Bạn hãy nhập hoặc chọn một URL vào ô tìm kiếm.

Bước 2: Sau đó, máy chủ website sẽ nhận yêu cầu của bạn và sẽ gửi phản hồi với việc đang cố gắng để thiết lập kết nối tin cậy giữa trình duyệt website và máy chủ website. Điều này còn được gọi là SSL Handshake.

Bước 3: Lúc này, SSL Certificate sẽ tiến hành xác nhận thông qua SSL Handshake, đồng thời toàn bộ dữ liệu được truyền giữa máy chủ web và trình duyệt web sẽ được mã hóa tối ưu để nhằm đảm bảo tính an toàn và quyền riêng tư.

SSL là gì? Tầm quan trọng của SSL có thể bạn chưa biết

>>>>>Xem thêm: Mách bạn các cách làm mới iPhone để đón Tết

Quá trình thiết lập kết nối an toàn SSL

Nhược điểm của SSL

Bên cạnh những ưu điểm, SSL cũng có một số nhược điểm bạn cần biết

  • Chi phí cao: Chi phí cao sẽ tới từ việc thiết lập một cơ sở hạ tầng đáng tin cậy cùng xác nhận danh tính.
  • Hiệu suất: Tất cả những thông tin được người dùng truyền đi sẽ được mã hóa tối ưu, việc mã hóa có thể sẽ tiêu tốn nhiều tài nguyên máy chủ.

Lời kết

Như vậy, trên đây là những thông tin trả lời cho câu hỏi “SSL là gì” cùng với một số vấn đề khác liên quan. Mong rằng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn nhé.

Xem thêm: 

  • Hosting là gì? Tất tần tật thông tin bạn cần biết về hosting    
  • File .htaccess là gì? Ý nghĩa của file .htaccess trong quản trị website    

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *