Việc thay đầu cáp HDMI giúp đảm bảo hoạt động truyền dữ liệu diễn ra ổn định. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn thay đầu cáp HDMI đúng cách tại nhà.
Cáp HDMI là phụ kiện giúp thực hiện việc truyền các dữ liệu hình ảnh, âm thanh chưa nén từ nguồn phát đến các thiết bị trình. Phụ kiện này giúp đảm bảo các dữ liệu được phát với độ phân giải cao. Đầu cáp HDMI được sử dụng rộng rãi trên các thiết bị laptop, máy tính để bàn, Tivi hay các thiết bị di động.
Bạn đang đọc: Khi nào cần thay đầu cáp HDMI? Hướng dẫn thay đầu cáp HDMI đúng cách
Với nhiều ưu điểm nổi bật về chức năng, cáp HDMI được sử dụng ngày càng phổ biến. Để đảm bảo hoạt động truyền dữ liệu diễn ra hiệu quả, sau một thời gian sử dụng người dùng phải thay đầu cáp HDMI. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn thay đầu cáp HDMI đúng cách.
Khi nào cần thay đầu cáp HDMI?
Cổng kết nối HDMI với tính ứng dụng cao, vì vậy được trên nhiều thiết bị khác nhau. Cáp HDMI cũng rất đa dạng về mẫu mã cũng như kích cỡ. Tuy nhiên, có một nhược điểm của loại cáp này chính là không có khóa cắm, do đó sau một thời gian sử dụng thường gặp tình trạng ổ cắm dần bị lỏng làm cho đường truyền dữ liệu không ổn định.
Bên cạnh đó, quá trình sử dụng cáp cũng dễ bị hỏng, đứt gãy do bảo quản. Bạn cần tìm sợi cáp khác để thay thế. Nếu bạn đã thiết kế cáp âm tường, âm sàn thì có thể khắc phục bằng cách thay đầu cáp HDMI vừa đảm bảo hiệu quả vừa tiết kiệm thời gian và chi phí.
Nếu gặp tình trạng dưới đây trong quá trình sử dụng cáp HDMI thì người dùng cần thay đầu cáp mới:
- Tín hiệu phát bị chập chờn.
- Hình ảnh trên màn chiếu bị mờ, nhòe.
- Âm thanh bị nhiễu, không rõ tiếng, có tiếng rè rè.
- Không có tín hiệu kết nối.
Hướng dẫn cách thay đầu cáp HDMI
Bạn có thể thực hiện thay đầu cáp HDMI tại nhà với các dụng cụ và thao tác dưới đây:
Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ cần thiết
- Sợi cáp HDMI cần sửa chữa
- Đầu cáp HDMI mới
- Một tua vít loại nhỏ
- Một con dao rọc giấy
Bước 2. Tách phần nhựa và xem thứ tự màu dây cáp HDMI
Đầu nối HDMI gồm phần vỏ nhựa màu đen bọc bên ngoài, tiếp đó là một lớp Silicon giúp cố định và cách nhiệt. Lớp trong cùng là 15 – 20 sợi cáp (tùy theo loại cáp) được phân chia khác màu nhau và gắn vào các chân cáp.
Sau khi quan sát các sợi cáp, bạn dùng dao rọc giấy tỉ mỉ cắt và tách lớp nhựa bảo vệ bên ngoài và loại bỏ phần Silicon để xem có bao nhiêu sợi cáp và màu sắc của chúng. Ở bước này bạn cần cẩn thận và nhẹ tay để tránh làm đứt cáp.
Bước 3: Ghi chép thứ tự màu dây cáp
Sau khi đã tách hết lớp Silicon bạn nên dùng giấy bút ghi lại thứ tự từ trái qua phải. Một số loại cáp HDMI còn được đánh ký hiệu giúp người dùng thuận tiện hơn khi thay thế đầu cáp.
Đầu nối HDMI với mặt dưới là dây cáp màu sỗ chẵn: 2, 4, 6, 8, 10,…, 18, mặt trên là dây cáp màu số lẻ: 1, 3, 5, 7,…, 19. Trong đó dây Mass sẽ được gắn ở vị trí số 4 ở mặt dưới đầu cáp hoặc được gắn vào phần vỏ nhựa của cáp HDMI.
Người dùng cần xác định đang dùng cáp HDMI 19 hay 20 dây và đầu nối HDMI được thay thế có bao nhiêu vị trí gắn dây. Nếu loại đầu nối bạn đang sử dụng có 20 chỗ nối và sợi cáp cũ là loại 19 dây, thì khi đánh dấu bạn sẽ bỏ qua vị trí số 4 của dây Mass và thực hiện gắn ở vị trí 20 trên đầu nối mới.
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn làm ảnh màu phim không cần phần mềm
Bước 4. Tiến hành lắp cáp đầu HDMI
Bạn dùng tua vít nhỏ để tiến hành kết nối các sợi cáp vào đầu cáp HDMI. Nếu có thiết bị hàn điện tử thì bạn có thể chấm vào các mối nối để đảm bảo độ chắc chắn. Sau khi đã hoàn tất các mối nối bạn hãy gắn phần vỏ nhựa màu đen và kết nối thử để kiểm tra kết quả xem chất lượng dữ liệu trên thiết bị phát đã ổn định hay chưa.
>>>>>Xem thêm: Cách tải và sử dụng HP USB Disk Storage Format Tool – Công cụ định dạng USB an toàn
Hy vọng những chia sẻ về thay đầu cáp HDMI trên đây sẽ giúp bạn dễ dàng thực hiện việc thay thế đầu cáp sau một thời gian sử dụng. Việc thay đầu cáp HDMI chỉ cần một vài dụng cụ dễ kiếm và các thao tác đơn giản nhưng đòi hỏi sự cẩn thận và tỉ mỉ. Bạn nên thực hiện cẩn trọng từng bước theo đúng hướng dẫn để đảm bảo việc kết nối có hiệu quả.
Xem thêm:
Cáp HDMI là gì? Đặc điểm cáp HDMI, có những loại cáp HDMI nào?
Cổng HDMI ARC là gì? Phân biệt cổng HDMI ARC với cổng HDMI
Cổng DVI là gì? Các loại cổng DIV phổ biến và phân biệt DVI với HDMI