Thẻ SIM là một phần quan trọng của điện thoại, nhưng chúng có tác dụng gì và bạn sử dụng chúng như thế nào?
Để sử dụng điện thoại đúng như chức năng vốn có của nó, trước tiên bạn cần lắp thẻ SIM vào. Nhưng thẻ SIM là gì, tại sao chúng lại quan trọng và điều gì sẽ xảy ra nếu bạn sử dụng điện thoại không có thẻ SIM? Hãy cùng FPTShop khám phá thế giới của thẻ SIM và cách chúng giúp chúng ta kết nối.
Bạn đang đọc: 8 điều bạn cần biết về thẻ SIM điện thoại
Thẻ SIM là gì?
Hãy kiểm tra những điều cơ bản trước. Từ SIM là viết tắt của “subscriber identity module” và chỉ riêng tên của nó đã cho bạn biết rất nhiều điều về chức năng của thẻ SIM. Đó là “hộ chiếu thu nhỏ” của bạn để sử dụng dữ liệu di động và xác định bạn là ai trên mạng.
Thẻ SIM có tác dụng gì?
Bạn không cần thẻ SIM để bật điện thoại. Vì vậy mà người dùng có thể tháo thẻ SIM khỏi điện thoại và khởi động điện thoại lên bình thường, kể cả điện thoại mới chưa lắp SIM lần nào cũng không cần thẻ SIM khi mở máy. Tuy nhiên, bạn sẽ nhận thấy rằng điện thoại sẽ không nhận được tín hiệu. Đó là do thẻ SIM chịu trách nhiệm lưu giữ tất cả thông tin cần thiết để kết nối bạn với mạng di động.
Điều này bao gồm mạng bạn đã đăng ký sử dụng, số điện thoại và dữ liệu bạn có thể sử dụng trên mạng đó (3G, 4G và 5G). Do đó, nếu tháo thẻ SIM, bạn sẽ xóa thông tin điện thoại cần để kết nối với mạng nên thiết bị sẽ không nhận được tín hiệu.
Bạn vẫn có thể sử dụng các dạng dữ liệu phi di động mà không cần thẻ SIM, như kết nối Wi-Fi. Tuy nhiên, các tính năng như cuộc gọi qua Wi-Fi vẫn yêu cầu thẻ SIM, vì dữ liệu cuối cùng sẽ được xử lý bởi nhà cung cấp mạng.
Thẻ SIM có nhiều kích cỡ khác nhau
Hiện nay thẻ SIM có ba kích cỡ khác nhau gồm: Nano, Micro và Standard. Kích thước của thẻ SIM mà điện thoại của bạn có thể gắn sẽ phụ thuộc vào kiểu dáng, kích thước và loại điện thoại mà bạn đang sử dụng là loại mới hay cũ.
Do đó, khi muốn mua hoặc nhận một thẻ SIM mới, cần phải tìm hiểu xem điện thoại của mình sử dụng loại thẻ SIM nào, để từ đó khi mua về có thể gắn vào điện thoại dễ dàng.
Để tránh rắc rối cho người dùng, hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ di động đã xử lý vấn đề này rất tốt. Khi đặt mua thẻ SIM từ một nhà cung cấp dịch vụ di động, họ sẽ cung cấp cho bạn một thẻ SIM có kích thước tiêu chuẩn (Standard). Tuy nhiên, thẻ SIM sẽ có các lỗ bên trong cho phép bạn cắt để chuyển đổi thành dạng Micro hoặc Nano dễ dàng.
Điện thoại hỗ trợ hai thẻ SIM
Bạn có thể đã nghe nói nhiều về điện thoại “hai SIM”. Tính năng này đặc biệt hữu ích nếu người dùng muốn quản lý nhiều số điện thoại chỉ trên một thiết bị duy nhất.
Như bạn có thể mong đợi từ tên gọi, điện thoại hai SIM sẽ bao gồm hai khe gắn SIM khác nhau, cho phép lắp đặt hai thẻ SIM vào một điện thoại. Như vậy bạn có thể quản lý hai số điện thoại khác nhau, mỗi số một SIM nhưng trên cùng một chiếc điện thoại.
Điều này thực sự tiện dụng nếu bạn muốn tách số điện thoại của bạn bè và gia đình khỏi số điện thoại cơ quan. Nếu lắp cả thẻ SIM công việc và giải trí vào điện thoại hai SIM, bạn sẽ nhận được cuộc gọi đến cả hai số từ một chiếc điện thoại.
Điều này cũng có nghĩa là bạn có thể gọi cho mọi người từ một trong hai số. Thông thường với điện thoại 2 SIM khi bạn bấm số để thực hiện cuộc gọi, điện thoại sẽ hiển thị yêu cầu chọn thẻ SIM muốn thực hiện cuộc gọi.
Như vậy bạn có thể tận dụng được những ưu điểm và các chương trình khuyến mãi từ cả hai nhà mạng cùng một lúc. Ví dụ nếu bạn lắp hai thẻ SIM từ các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau, SIM 1 có thể nhận được tín hiệu mạnh trong khi SIM 2 không thể nhận được và ngược lại.
Thẻ SIM có thể lưu trữ (một số) dữ liệu
Không giống như thẻ nhớ. Thẻ SIM chỉ có thể lưu trữ một ít dữ liệu. Cụ thẻ thì thẻ SIM chỉ có thể lưu trữ tối đa khoảng 256kb dữ liệu, vì vậy bạn không thể sử dụng nhiều.
Những loại dữ liệu có thể phù hợp với thẻ SIM là danh bạ và tin nhắn SMS. Điều này rất tiện lợi khi bạn cần thay đổi điện thoại, vì có thể mang theo tất cả danh bạ của mình mà không cần nhập lại thông tin liên lạc của mọi người.
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn chặn quảng cáo trong ứng dụng Game Launcher trên điện thoại Samsung
Ngoài ra để tránh vấn đề sự cố có thể xảy ra với thẻ SIM, hầu hết điện thoại đều cho phép đồng bộ danh bạ từ thẻ SIM sang điện thoại và đồng bộ với các dịch vụ lưu trữ đám mây. Sau đó có thể khôi phục trên bất kỳ điện thoại mới nào mà bạn chuyển sang.
Thẻ SIM không gắn với một điện thoại
Khi lắp thẻ SIM vào một điện thoại, nó sẽ không tự gắn vào điện thoại đó mãi mãi. Bạn có thể lấy thẻ SIM ra khỏi điện thoại và lắp vào một thẻ mới, như khi nâng cấp thẻ SIM.
Ví dụ nếu điện thoại mới của bạn sử dụng thẻ SIM có kích thước khác với thẻ SIM hiện tại, trong trường hợp này cần phải đổi thẻ SIM của mình hoặc đặt mua một thẻ SIM mới từ nhà cung cấp dịch vụ.
Chỉ có thể sử dụng thẻ SIM của nhà cung cấp dịch vụ cụ thể trên điện thoại bị khóa
Đối với thế giới của thẻ SIM, chắc hẳn bạn đã một vài lần nghe đến hai thuật ngữ là “Locked” và “Unlocked”. Hai thuật ngữ này sẽ cho người dùng biết có thể sử dụng thẻ SIM nào trên điện thoại.
Điện thoại “Locked” hay còn gọi là điện thoại khóa mạng chỉ có thể sử dụng thẻ SIM từ các nhà cung cấp dịch vụ cụ thể. Thông thường, bạn sẽ thấy điện thoại bị khóa xuất hiện khi nhà cung cấp dịch vụ mạng hợp tác với nhà sản xuất thiết bị để cung cấp cho khách hàng quyền mua một chiếc điện thoại cụ thể với giá hấp dẫn, tất nhiên sẽ đi kèm với các điều kiện ràng buộc của hợp đồng. Nếu bạn lắp thẻ SIM không tương thích vào điện thoại bị khóa, nó sẽ không hoạt động.
Mặt khác, điện thoại “Unlocked” hay điện thoại mở khóa có thể nhận thẻ SIM từ bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ mạng nào. Đó thường là điện thoại của các nhà sản xuất độc lập, không ký hợp đồng hợp tác với bất kỳ nhà mạng nào mang tính ràng buộc.
Với những chiếc điện thoại khóa mạng, hiện nay các cửa hàng sửa chữa hoặc bán điện thoại cũng có thể mở khóa điện thoại đã bị khóa mạng để thiết bị có thể chấp nhận bất kỳ thẻ SIM nào, như điện thoại không bị khóa. Những thiết bị đã mở khóa mạng thường sẽ bán với giá cao hơn điện thoại bị khóa mạng.
Điều quan trọng cần lưu ý là các điều khoản này khác với khi bạn “mở khóa” bảo mật của điện thoại bằng mã PIN, hình mở khóa hoặc quét sinh trắc học.
Bạn có thể sử dụng thẻ SIM ở nước ngoài (hoặc không)
Một số nhà cung cấp dịch vụ mạng hiện đã hỗ trợ tính năng “chuyển vùng dữ liệu” cho thẻ SIM khi bạn ra nước ngoài. Đó là khi nhà cung cấp dịch vụ di động mà bạn đang sử dụng đạt được thỏa thuận với các công ty khác ở nước ngoài để thẻ SIM đó có thể sử dụng mạng của họ.
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết copy dữ liệu từ máy thật sang máy ảo VirtualBox
Mặc dù đây là một dịch vụ vô cùng cần thiết nhưng cần kiểm tra kỹ các khoản phí chuyển vùng của nhà cung cấp dịch vụ quy định. Một số công ty sẽ tính mức giá khá cao khi sử dụng dữ liệu ở nước ngoài, cao hơn rất nhiều so với khi sử dụng điện thoại ở nước nhà.
Vì vậy để tiết kiệm chi phí, khi đến một quốc gia nào đó bạn nên mua một thẻ SIM của một nhà mạng bất kỳ ở quốc gia đó và sử dụng. Khi đó mức chi phí bạn trả sẽ tương tự như công dân ở đó.
Ban đầu, thẻ SIM có thể gây nhầm lẫn, nhưng chúng không phức tạp như bạn nghĩ. Bây giờ hẳn các bạn biết thẻ SIM có chức năng gì, kích thước của chúng như thế nào và cách sử dụng chúng trong các trường hợp cụ thể.
Xem thêm: Cách tạo số điện thoại ảo Việt Nam nhanh chóng, dễ làm