Sự khác biệt giữa Android Stock, Android One và Android Go là gì?
Mặc dù cùng được mang tên Android, cùng có xuất thân từ nhà Google và cùng có những điểm chung nhất định… thế nhưng chúng có phải là một hay không? Không đâu, chúng có nhiều điểm khác biệt về những phương diện như: cách những hãng sản xuất smartphone sử dụng phần mềm mã nguồn mở, cách Google phát hành những bản cập nhật bảo mật, những ứng dụng nào sẽ được cài đặt sẵn từ khi xuất xưởng thiết bị, v.v…
Bạn đang đọc: So sánh 3 phiên bản Android: Android Stock, Android One, Android Go
Android Stable
Đây là cách mà các OEM như Samsung, LG, Huawei nhận mã nguồn Android từ Google trong AOSP (Android Open Source Project – Dự Án Mã Nguồn Mở Android) rồi sử dụng những đoạn mã nguồn đó để xào nấu, chế biến thành những phiên bản riêng của mình.
Google sở hữu các dịch vụ như Google Play Store, YouTube, Google Maps nhưng chúng lại không phải là một phần trong AOSP. Chính vì vậy, để trải nghiệm một phiên bản Android như thế này thì bạn cần phải có mã nguồn Android từ Google… đồng thời bạn cũng cần phải có chứng nhận để bạn được phép sử dụng các ứng dụng của họ vốn được biết đến với cái tên Google Mobile Services (Các Dịch Vụ Di Động Của Google). Nhiều OEM đã thêm thắt, tuỳ chỉnh rất nhiều thứ bao gồm các skin – các ứng dụng của mỗi hãng mà đa số chẳng ai thèm dùng và gọi là bloatware – các thiết lập mà họ nghĩ là cần thiết cho thiết bị sau khi xuất xưởng.
Android Stock
Nói một cách ngắn gọn, Android Stock chính là hàng chính hãng và nguyên bản nhất của Google. Trước đây, Android Stock đã xuất hiện trên các thiết bị Nexus như Nexus 5x và Nexus 6P. Nếu Google muốn thay đổi, nâng cấp, chỉnh sửa một thứ gì đó thì các thiết bị chạy Android Stock sẽ được cập nhật ngay không chút chậm trễ. Không có bloatware, được cập nhật thường xuyên, không chỉnh sửa thêm thắt bất kì thứ gì từ các OEM là các ưu điểm của Android Stock. Tuy nhiên, Android Stock lại không dành cho tuyệt đại đa số người dùng và những người không hiểu biết về công nghệ lại có thể tải về thêm rất nhiều ứng dụng khác nhau nên sẽ không khác gì một phiên bản Android của các OEM.
Android One
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn bạn cách tắt tính năng Truy cập nhanh trên Google Drive cực dễ
Tiếp sau Android Stock là Android One, đây là một phiên bản khác của Android vốn được phát hành ở Ấn Độ vào năm 2014 và nhắm đến những chiếc smartphone low-end. Khi năm tháng trôi qua, Google cũng đã thay đổi mục đích sử dụng của Android One khi đưa nó đến với những chiếc smartphone ở tầm high-end.
Với những thiết bị đang chạy Android One, Google thật sự mang các dịch vụ phát triển phần mềm đến với nhiều nhà sản xuất khác nhau. Có thể hiểu là một nhà sản xuất nào đó có chuyên môn sản xuất phần cứng, marketing và phân phối bán lẻ cực tốt nhưng lại không tốt trong lĩnh vực phần mềm… lúc này Google sẽ mang Android One đến với họ và trong đó bao gồm các bản cập nhật, các bản vá bảo mật mới nhất bằng một bản hợp đồng có thời hạn.
Mặc dù có rất ít thông tin được công bố nhưng có vẻ như Android One là một dịch vụ có trả phí mà tiêu biểu là chúng ta thấy những mẫu smartphone của Nokia đang xuất hiện trên thị trường. HMD Global đã bắt tay hợp tác với Google nên nhiều người nhận định rằng đây là một nước đi cực kì thông minh.
Android Go
>>>>>Xem thêm: Bí quyết sử dụng Windows 10 chuyên nghiệp hơn
Android Go là một phiên bản rút gọn của Android One và nó đặc biệt dành riêng cho các smartphone low-end. Chính vì như vậy nên một số tính năng của Android đã được rút gọn và dĩ nhiên là sẽ có rất ít ứng dụng được cài đặt trước. Một số ứng dụng cũng được rút gọn như Maps Go, Gmail Go và YouTube Go để có thể chạy mượt trên các thiết bị low-end này.
Sự khác biệt của các phiên bản Android nói trên
– Android Go không trực tiếp đến từ Google, Google sẽ gửi nó cho một nhà sản xuất nào đó và họ sẽ phát hành nó. Điều này cũng có nghĩa là họ sẽ phát hành các bản cập nhật và nâng cấp khi họ nhận được hàng từ Google.
– Mỗi phiên bản này sẽ có những widget, hình nền và màu sắc khác nhau.
Nguồn: Android Authority