Nguyên nhân khiến sạc dự phòng không vào điện và cách khắc phục

Nguyên nhân khiến sạc dự phòng không vào điện và cách khắc phục

Dưới đây là những nguyên nhân có thể khiến sạc dự phòng không vào điện và một số cách khắc phục vấn đề này.

Dưới đây là những nguyên nhân có thể khiến sạc dự phòng không vào điện và một số cách khắc phục vấn đề này.

Bạn đang đọc: Nguyên nhân khiến sạc dự phòng không vào điện và cách khắc phục

1. Lỗi cáp sạc hoặc củ sạc

Nếu tự nhiên sạc dự phòng không vào điện thì đầu tiên bạn cần kiểm tra củ sạc và cáp sạc. Đặc biệt nếu bạn sử dụng những sợi cáp kèm theo sạc dự phòng thì rất có thể đây là lý do.

Nguyên nhân khiến sạc dự phòng không vào điện và cách khắc phục

Những sợi cáp đi kèm pin dự phòng thường có chất lượng trung bình, những chân tiếp xúc và đầu cắm dễ bị hư hỏng sau một thời gian sử dụng và tất nhiên nó sẽ làm cho sạc dự phòng không vào điện.

Bạn hãy thử sử dụng một bộ sạc khác kiểm tra xem thử sạc dự phòng của mình có vào điện không.

 2. Lỗi chân sạc trên sạc dự phòng

Lỗi này thường ít xảy ra nhưng vẫn có thể có, nếu sử dụng những loại cáp kém chất lượng lâu ngày nó có thể làm hư luôn cả đầu sạc trên sạc dự phòng. Nếu sạc dự phòng chỉ có một input thì lỗi này khó kiểm tra và cũng khó khắc phục. Bạn có thể thử sử dụng những vật nhỏ, không dẫn điện để vệ sinh cổng sạc trên sạc dự phòng và thử lại.

Nếu may mắn hơn sạc dự phòng có nhiều hơn 1 input, bạn hãy thử sử dụng một cáp sạc khác cắm vào đầu còn lại.

3. Lỗi mạch sạc

Đây là một lỗi cũng khá hay gặp với những sạc dự phòng chất lượng thấp hoặc trung bình, đôi khi cả những sạc dự phòng cao cấp cũng có thể bị. Với lỗi này, gần như không thể khắc phục bằng các biện pháp tạm thời. Việc thay mạch sạc dự phòng cũng rất khó khăn, đòi hỏi người thay phải có kiến thức cũng như đủ linh kiện, thiết bị để thay mạch sạc.

Tìm hiểu thêm: Phần mềm xem tivi trên máy tính tốt nhất

Nguyên nhân khiến sạc dự phòng không vào điện và cách khắc phục

4. Lỗi cell pin

Lỗi này thường xảy ra với sạc dự phòng đã sử dụng lâu hoặc sử dụng nhiều. Tuổi thọ trung bình của các cell pin là khoảng 500 – 1500 chu kỳ nạp và xả. Sau đó lượng điện các cell pin có thể tích trữ giảm dần và đến một lúc nào đó sẽ không thể nạp điện được nữa.

Với lỗi này thì bạn có thể thay cell pin, việc thay cell pin tuy có dễ hơn thay mạch sạc nhưng vẫn cần có một chút kiến thức và thiết bị để thay. Nếu tự thay cell pin bạn cần lưu ý hãy tìm mua những cell pin chất lượng để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên không khuyến khích bạn làm điều này vì có thể xảy ra các rủi ro cháy nổ ngoài ý muốn. 

5. Cell pin trong tình trạng xả sâu

Có thể bạn chưa biết, khi tất cả các loại pin trong thiết bị điện tử báo hết pin thì lúc này vẫn còn một lượng pin đáng kể nữa. Tuy vậy các thiết bị buộc phải tự tắt để bảo vệ an toàn cho pin, nếu tình trạng xả tiếp tục diễn ra thì lúc này cell pin rơi vào tình trạng xả sâu và có thể sẽ không vào điện. Tình trạng này có thể xảy ra khi bạn sử dụng hết pin của sạc dự phòng rồi để một thời gian dài không dùng tới, đó cũng là lý do bạn nên bảo quản các thiết bị điện tử với 50% pin.

Nguyên nhân khiến sạc dự phòng không vào điện và cách khắc phục

>>>>>Xem thêm: Mách bạn cách reset TCP/IP trên Windows 11 để sửa lỗi kết nối với Internet

Cách kích pin sạc dự phòng khi rơi vào tình trạng xả sâu thường được áp dụng là sử dụng một bộ sạc có công suất cao, bạn nên dùng những củ sạc có công suất >18W, dùng cổng sạc USB-C (nếu có) cắm sạc khoảng vài giờ, nếu may mắn thì có thể sạc dự phòng của bạn sẽ hoạt động trở lại.

Nếu vẫn không được thì có thể sẽ phải tiến hành kích từng cell pin, nhưng một lần nữa đây là một việc khó thực hiện và cần chuyên môn cao.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *