6 cách khắc phục lỗi không nhận ổ SSD trên Windows 10

6 cách khắc phục lỗi không nhận ổ SSD trên Windows 10

Bạn vừa mua một ổ SSD mới, nhưng Windows 10 lại không nhận khi kết nối? Thực hiện theo hướng dẫn dưới đây của FPTShop để sửa lỗi này.

Ổ cứng thể rắn (SSD) có những ưu điểm vượt trội so với ổ cứng từ tính truyền thống, đó là lý do tại sao nhiều người chọn nâng cấp lưu trữ cho hệ thống.

Bạn đang đọc: 6 cách khắc phục lỗi không nhận ổ SSD trên Windows 10

Nhưng ổ SSD có một vấn đề phổ biến là không được hệ điều hành Windows nhận dạng. Nếu đúng như vậy, ổ SSD có thể sẽ không hiển thị trong This PC, File Explorer và cả Disk Management, kể cả khi ổ đĩa đã được kết nối với máy tính đúng cách. Hãy cùng FPTShop tìm hiểu cách khắc phục sự cố ổ SSD không được nhận diện trong Windows 10.

Kiểm tra xem BIOS có nhận ổ SSD hay không?

Trước khi bắt đầu thực hiện các giải pháp sửa lỗi khác, cần đảm bảo ổ SSD được kết nối chính xác và được nhận diện bởi BIOS (hệ thống đầu vào/đầu ra cơ bản của máy tính). BIOS là chương trình khởi động máy tính đồng thời kiểm soát các tác vụ cần thiết giữa hệ điều hành và nhiều thiết bị kèm theo.

Để truy cập menu BIOS trên máy tính, bạn thường nhấn phím tắt chức năng ngay khi máy tính đang khởi động. Nhưng phím tắt cụ thể sẽ khác nhau đối với các nhà sản xuất khác nhau.

Ví dụ trên laptop Dell thì nhấn phím F2 ngay khi logo Dell xuất hiện và để biết chính xác laptop của mình sử dụng phím tắt nào truy cập BIOS, bạn có thể tìm kiếm trên Internet để xác định.

Khi truy cập vào menu BIOS, hãy tìm menu Boot và kiểm tra xem ổ SSD có hiển thị trong danh sách không. Nếu ổ SSD có trong danh sách, bạn có thể tiếp tục và thử các giải pháp bên dưới. Nếu menu BIOS không hiển thị, có thể ổ SSD gặp sự cố phần cứng bị lỗi hoặc cần cấu hình lại cài đặt trong menu BIOS.

Cấu hình lại cài đặt ổ SSD 

Nếu menu BIOS không hiển thị ổ SSD, bạn có thể phải cấu hình lại cài đặt ổ SSD bằng cách thử thay đổi chế độ kết nối SATA trong BIOS. 

Lưu ý rằng menu BIOS sẽ khác nhau đối với mỗi nhà sản xuất khác nhau, vì vậy có thể bạn phải tìm các cài đặt tương tự trong menu BIOS của nhà sản xuất bo mạch chủ mà mình đang sử dụng.

Để thay đổi chế độ kết nối SATA với ổ SSD trong BIOS, thực hiện như sau:

Bước 1: Khởi động lại máy tính và truy cập menu BIOS bằng cách nhấn phím chức năng thích hợp.

6 cách khắc phục lỗi không nhận ổ SSD trên Windows 10

Bước 2: Điều hướng đến mục Storage Options > Serial ATA > SATA Configuration hoặc cài đặt tương tự.

Bước 3: Chọn tùy chọn IDE Compatibility Mode, sau đó lưu lại thay đổi và khởi động lại máy tính. 

BIOS bây giờ sẽ nhận ổ SSD và bạn có thể bắt đầu sử dụng sau khi khởi động lại máy tính.

Ổ SSD báo Not Initialized

Nếu là ổ SSD mới, bạn cần khởi tạo để sử dụng trong Windows 10. Nếu ổ SSD chưa được khởi tạo sẽ không hiển thị trong File Explorer hoặc tiện ích Disk Management. Nếu chưa khởi tạo ổ SSD, bạn thực hiện như sau:

Bước 1: Nhập Disk Management vào khung Search cạnh menu Start, kích chuột phải vào kết quả hiển thị tương ứng và chọn Run as administrator.

Bước 2: Trong cửa sổ Disk Management hiển thị, kích chuột phải vào ổ SSD và chọn Initialize Disk.

6 cách khắc phục lỗi không nhận ổ SSD trên Windows 10

Bước 3: Trong hộp thoại Initialize Disk hiển thị, chọn ổ SSD muốn khởi tạo và chọn kiểu phân vùng. Sau đó bấm nút OK để bắt đầu quá trình khởi tạo ổ đĩa.

Bước 4: Sau khi hoàn thành Bước 3, trở về cửa sổ Disk Management, kích chuột phải vào ổ SSD Volume > New Simple Volume.

Bước 5: Thực hiện theo hướng dẫn trên màn hình để gán dung lượng và ký tự cho ổ SSD. 

Sau khi khởi chạy ổ SSD xong, khởi động lại máy tính để các thay đổi có hiệu lực. Sau khi khởi động lại, Windows 10 sẽ nhận ra ổ SSD và bạn có thể truy cập thông qua File Explorer .

Cập nhật driver cho ổ đĩa

Cần đảm bảo driver của ổ SSD đã được cập nhật lên phiên bản mới nhất. Nếu driver của ổ đĩa cũ có thể khiến ổ đĩa hoạt động sai và có thể là lý do Windows không nhận ra ổ SSD.

Để cập nhật driver cho ổ SSD, thực hiện như sau:

Bước 1: Kích chuột phải vào menu Start > Device Manager.

Bước 2: Tìm mục Storage controllers và mở rộng tùy chọn. Sau đó kích chuột phải vào driver ổ SSD hiện có, chọn Update driver.

6 cách khắc phục lỗi không nhận ổ SSD trên Windows 10

Bước 3: Trong cửa sổ mới, chọn Search automatically for updated driver software. 

Tìm hiểu thêm: Tổng hợp Code Blox Fruit update mới nhất tháng 5/2024 giúp reset chỉ số, x2 EXP và tiền

6 cách khắc phục lỗi không nhận ổ SSD trên Windows 10

Windows sẽ tự động tìm và cài đặt bất kỳ bản cập nhật driver nào có sẵn, sau đó bạn có thể khởi động lại máy tính và mở File Explorer hoặc Disk Management để kiểm tra xem Windows 10 có nhận diện ổ SSD hay không.

Khắc phục sự cố bộ nhớ

Thông thường, các vấn đề về bộ nhớ trong của Windows có thể khiến ổ SSD không được nhận dạng. Công cụ Windows Memory Diagnostic tích hợp có thể phát hiện và khắc phục các sự cố về RAM và ổ cứng bị lỗi. Cách chạy công cụ này như sau:

Bước 1: Nhập Windows Memory Diagnostic vào khung Search cạnh menu Start, kích chuột phải vào kết quả hiển thị tương ứng > Run as administrator.

6 cách khắc phục lỗi không nhận ổ SSD trên Windows 10

Bước 2: Lưu công việc chưa lưu và chọn Restart now and check for problems (recommended). 

Máy tính sẽ khởi động lại và thực hiện việc kiểm tra chuẩn đoán phần cứng tự động. Bài kiểm tra sẽ mất vài phút để hoàn thành, sau khi hoàn thành máy tính sẽ tự động khởi động lại và hiển thị kết quả kiểm tra.

Sau đó, có thể mở Disk Management hoặc File Explorer để kiểm tra xem ổ SSD đã được Windows 10 nhận diện hay chưa.

Chỉ định hoặc thay đổi ký tự ổ đĩa

Một lý do phổ biến khiến Windows 10 không nhận ra ổ SSD là ký tự ổ đĩa xung đột hoặc bị thiếu. Bạn có thể giải quyết vấn đề này bằng cách thay đổi hoặc gán ký tự ổ đĩa mới cho ổ SSD trong tiện ích Disk Management.

Để thay đổi ký tự của ổ đĩa SSD:

Bước 1: Nhập Disk Management vào khung Search cạnh menu Start, kích chuột phải vào kết quả hiển thị tương ứng và chọn Run as administrator.

6 cách khắc phục lỗi không nhận ổ SSD trên Windows 10

Bước 2: Trong cửa sổ Disk Management hiển thị, kích chuột phải vào ổ SSD và chọn Change Drive Letter and Paths.

Bước 3: Bấm nút Add nếu ký tự ổ đĩa không tồn tại hoặc Change để sửa đổi ký tự ổ đĩa hiện có.

6 cách khắc phục lỗi không nhận ổ SSD trên Windows 10

>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn cách mở Registry trên máy tính Windows 10

Bước 4: Chọn ký tự ổ đĩa mới từ menu xổ xuống và bấm nút Ok để thay đổi có hiệu lực.

Sau đó khởi động lại máy tính và Windows 10 sẽ nhận ra ổ SSD để bạn có thể truy cập và sử dụng trong File Explorer.

Như vậy nếu bạn có ổ SSD mới mà Windows 10 không nhận diện thì có thể thực hiện theo hướng dẫn trên của FPTShop để giải quyết vấn đề. Trường hợp sự cố vẫn không được giải quyết, bạn phải mang tới cửa hàng bảo hành để kiểm tra. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *